Hình ảnh trang
PDF
ePub

đáng được lập. Theo ngu ý của tôi, nếu như thế thì phép tắc của Kinh Xuân Thu không có gì là linh hoạt nữa. Nhưng tiếc rằng anh em lại tranh giành nhau, không theo mệnh vua cha, tuy lòng người có qui thuận, được lập đấy nhưng không chính thức, về lý mà nói thì vẫn trái” (Trang Công năm thứ 9). Nếu từ nhận định trên mà suy ra thì Ngô Thì Nhậm ủng hộ phe Trịnh Cán. Trịnh Cán tuy là em, nhưng chính thức được truyền ngôi, còn Trịnh Tông lên ngôi không chính thức, mặc dù được nhiều người (trong đó có kiêu binh) ủng hộ, xét về lý vẫn là trái.

Trong Xuân Thu quản kiến, cũng nói nhiều đến nước Lỗ, là nước có văn hiến hơn cả, là nước theo dòng chính của nhà Chu. Ở đây, Ngô Thì Nhậm mong muốn chí ít nước Lỗ cũng phải là nước đứng đầu trong các nước chư hầu về mặt làm gương trong việc tôn trọng nhà Chu. Nhưng thực tế thì không được như thế, cũng lộn xộn, cũng tranh giành quyền lực, cũng coi thường vua nhà Chu như các nước chư hầu khác mà thôi. Nếu đem soi vào hoàn cảnh lịch sử nước ta khi đó thì cũng không khác nhau là mấy: Đàng Ngoài là đất văn hiến, Chúa Trịnh tuy không phải là dòng chính thống, nhưng có công trung hưng nhà Lê, nếu như thực sự coi trọng nhà Lê, tình hình có thể khác. Đó có thể là ý ngoài lời của Ngô Thì Nhậm.

Trong Xuân Thu quản kiến, Ngô Thì Nhậm thông qua các sự kiện lịch sử của nước Lỗ, đúc rút thành những bài học lịch sử để xem lại thời cuộc mà mình đang sống, nhằm mục đích như ông đã nói trong lời tựa: “Đi tìm điều học được là điều trung hiếu...” “Giúp cho tự nhủ lòng mình, tự dạy môn đồ mình..”

Nói về điều trung hiếu, một quan niệm mấu chốt của nho gia, Ngô Thì Nhậm cũng có cách hiểu rộng hơn, nhưng cũng thật là cụ thể. Ông cho rằng “Giữ phận mình không sai phạm là cái để dạy người đạo trung, theo thời không sai trái là cái để dạy người đạo hiếu, đạo trị nước là ở chỗ ấy”(Trang Công năm thứ 14).

Còn về “nhân nghĩa lễ trí tín,” Ngô Thì Nhậm cũng không chỉ bó hẹp theo quan niệm cũ của nhà nho xưa, mà ông nêu ra từng trường hợp cụ thể để áp dụng sao cho phù hợp. Như đối với “lễ” thì ông cho là: “Lễ là sự đề phòng lớn cho thiên hạ, đề phòng có nghĩa là phải biết giới hạn.” Ví

dụ như: “Rượu để cạn, người khát cũng không dám uống, thịt để khô, người đói cũng không dám ăn, có lẽ vì không dám vượt ra ngoài khuôn phép để theo dục vọng của mình. Cho nên trên dưới có phân biệt thì lòng dân được vững chắc...” (Ẩn Công năm đầu). Và Ngô Thì Nhậm vừa mở rộng vừa hiểu một cách cụ thể của chữ “lễ” rằng, “Lễ thể hiện ở chỗ, dựng lại nước đã bị diệt, nối lại dòng đã bị đứt, khiến lòng thiên hạ quy phục, chứ chưa từng nghe nói “lễ” lại là lấy mạnh lấn yếu, lấy nhiều lấn ít, dùng uy quyền bắt ép người ta phải phục mình”(Ẩn Công năm thứ 11).

Xuân Thu quản kiến phản ánh những quan điểm tiến bộ của Ngô Thì Nhậm, không cố chấp, cũng tức là rất “quyền biến” là nhìn nhận hay đánh giá sự việc phải xét vào hoàn cảnh cụ thể, để nêu ra việc làm cụ thể... Điều này giải thích tại sao sau này Ngô Thì Nhậm đã ra cộng tác với nhà Tây Sơn, không cố chấp bảo thủ như một số nhà nho khác như: Trần Danh Án, Nguyễn Nha, Ninh Tốn, Trần Bá Lãm, v.v... Họ đều bị giam hãm trong chữ “trung” chật hẹp, thiển cận, cố ôm lấy cái lẽ “cô trung” với triều đình đã không còn chỗ đứng nữa.

Xuân Thu quản kiến còn phản ánh nhiều quan điểm tiến bộ khác của Ngô Thì Nhậm, như quan điểm trọng nhân tài, quan điểm lấy dân làm gốc, việc nguy binh ư nông, tình lân bang hoà hiếu, phản đối các cuộc chinh phạt lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé v.v... mà trên đây mới chỉ nêu lên vài điểm có tính gợi mở.

***

Xuân Thu quản kiến hiện có 3 dị bản, lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm:

1.Bản có ký hiệu VHv.806/1-4, nằm trong bộ Ngô Gia Văn phái tuyển từ quyển 20 đến quyển 23. Toàn văn chữ Hán viết đá thảo, có chấm câu bằng son, khổ vừa 22x14 cm. Quyển 20 (tương đương với ký hiệu Thư viện VHv.806/1) gồm có Bài tựa, Ẩn Công, Hoàn Công, Trang Công, Mẫn Công. Quyển 21 (tương đương với ký hiệu Thư viện VHv.806/2) gồm có Hy Công, Văn Công. Quyển 22 (tương đương với ký hiệu Thư viện VHv.806/3) gồm có Tuyên Công, Thành Công, Tương Công. Quyển 23 (tương đương

với ký hiệu Thư viện VHv.806/4) gồm có Chiêu Công, Định Công, Ai Công. Tổng cộng 12 Công.

2.Bản có ký hiệu VHv.807/1-4, có tiêu đề nhỏ đầu sách: Ngô Gia Văn phái, sau đó là tên tác phẩm: Xuân Thu quản kiến. Sách khổ vừa 22x14 cm, chữ viết theo lối đá thảo, khó xem, có chấm câu bằng son. Sự sắp đặt giữa các Công giống như ký hiệu trên.

3.Bản có ký hiệu A.117/24-27, được Trường Viễn Đông Bác Cổ chép lại hồi trước Cách mạng Tháng Tám, có lẽ chép theo bộ Ngô Gia Văn phái tuyển quyển 20 đến quyển 23, ký hiệu VHv.806 đã nêu trên. Sách có khổ lớn 31x22 cm, chép chân phương, có chấm câu bằng son. Sự sắp đặt cũng tương tự như hai ký hiệu trên. Trong khi biên dịch chúng tôi đã dựa vào bản có ký hiệu VHv.806, có so sánh với hai bản kia, để bổ sung và sửa chữa khi cần thiết.

Xuân Thu quản kiến, là một bộ sách khá đồ sộ, như Ngô Thì Nhậm đã nói, “ước tới vài mươi vạn lời,” nếu phiên âm, phiên dịch theo khuôn khổ của bộ Ngô Thì Nhậm toàn tập này, phải tới ba tập mới đủ. Lần này cũng chỉ xin đưa vào Ngô Thì Nhậm toàn tập một tập (Tập 4), gồm có Ẩn Công, Hoàn Công, Trang Công, số còn lại sẽ để vào một dịp khác. Để nắm được một cách khái quát bộ Kinh Xuân Thu mà Ngô Thì Nhậm dùng để “quản kiến” bù đắp được phần nào sự thiếu hụt mà lần này chưa dịch, chúng tôi xin phiên âm, phiên dịch toàn bộ Kinh Xuân Thu đưa vào phần Phụ lục của tập sách. Lại cũng vì là phần Phụ lục, nên chỉ dịch trọn vẹn phần Kinh, còn những lời bình của các nhà như Tả truyện, Cốc Lương, Công Dương... không đưa vào được, nếu không thì phần Phụ lục này sẽ quá lớn.

Trong Kinh Xuân Thu cũng như trong Xuân Thu quản kiến xuất hiện nhiều tên quan tước như Tống Công, Tề Hầu, Sái Bá, Cử Tử, Túc Nam..., đó là tước phong của vua nhà Chu phong cho các chư hầu: Tống Công, có nghĩa là tước Công cho nước Tống, Sái Bá là tước Bá cho nước Sái, Cử Tử là tước Tử cho nước Cử, Túc Nam tức là tước Nam cho nước Túc... Quan các nước chư hầu từ chức Đại phu trở lên được gắn tên của mình với tước vị đó, ví dụ: Tống Công Hoà, tức là quan có tước

Công nước Tống tên là Hoà, hay Sái Hầu Khảo Phủ tức quan Hầu nước Sái là Khảo Phủ... ; hoặc trong Kinh văn chỉ chép Tống Công, Sái Bá, Vệ Hầu, Cử Tử, Túc Nam... là không chép tên, chỉ chép tước vị. Cho nên trong khi biên dịch chúng tôi dịch: Quan Tống Công, quan Sái Bá, quan Vệ Hầu, quan Cử Tử, quan Túc Nam; hoặc dịch: Quan Công nước Tống, quan Bá nước Sái, quan Hầu nước Vệ, quan Tử nước Cử, quan Nam nước Túc; hoặc vẫn để như nguyên văn Tống Công, Sái Bá, Tề Hầu, Cử Tử, Túc Nam, tuỳ theo văn cảnh.

Xuân Thu quản kiến là một tác phẩm khó, được dịch và hiệu đính dùng làm tài liệu để nghiên cứu nhiều năm trước đây, nay đã sửa lại nhiều lần để xuất bản, xong không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn, mong độc giả lượng thứ.

Lâm Giang

1

春秋管見序自

五岳接天嶙岧屹,而腳乎地;四海亙地,汪洋澎湃,而 原于天。故天地者山川之君父,而君父者春秋之根腳。是經 之旨,在於明君父之大倫,以立天地之大義。所謂天無二 日,土無二王,家無二主,尊無二上,事事物物之有根有腳 者也。

方周之衰,邪說暴行有作,臣弒其君者有之,子弒其父者有 之。其效至於四夷交侵,禽獸食人。孔子懼作春秋,春秋天 子之事也。子曰:知我者其惟春秋乎?罪我者其惟春秋乎? 蓋知尊君父者知之,不知尊君父者罪之。孟氏發明時宗旨, 於是春秋之根腳,昭然於世,歷代先儒,羽翼而推廣之,其 宏綱大用,標揭指歸,無待於云云矣。

世之觀山於山者,徒知其高之不可幾,而不能反求其所 以高;觀 水於水者,徒知其深之不可量,而不能反求其所 以深。此記誦詞章之習,大為學者,心術之病也。夫!學以 知道為本,而求道之門,莫近於春秋。道非他,忠孝而已。 春秋之為教,以臣忠於君,以子孝於父,為大根大腳。而所 以立其根腳者,在於養浩然之氣。則富貴不能淫,貧賤不能 移,威武不能屈,而其忠孝者也固。故其微辭奧義定之于一 ㄧ者,不可遷易。不淫於富貴,有篡弒者乎?不移於貧賤, 有攘奪者乎?不屈於威武,有鄙倍者乎?是之謂撥亂反之正。

« TrướcTiếp tục »