Hình ảnh trang
PDF
ePub

“đại tráng” của trời làm địa tráng của mình; phấn chấn tinh thần, tự lực tự

cường, cái gì trái lễ thì không làm.

11. Đổng Trọng Thư đời Hán, làm sách Xuân Thu Phồn lộ, nói về lẽ trời

và người cảm ứng lẫn nhau.

挾卒。

公羊:吾大夫之未命者也。

管見: 挾者毋聞焉耳,不卒以氏,微之也。

Hiệp tốt.

Công Dương: Ngô Đại phu chi vị mệnh giả dã.

Quản kiến: Hiệp giả vô văn yên nhĩ, bất tốt dĩ thị, vi chi dã.

[Kinh văn]: Hiệp mất.

Công Dương: Là Đại phu nước Lỗ ta chưa được phong.

Quản kiến: Hiệp không phải là người có tiếng, khi mất không chép

họ, vì thân phận nhỏ nhoi.

夏,城郎。

左傳:不時也。

管見:魯自六年合齊、鄭以後,侈然有侵鄰之志,又慮四 時猶薄,故城中丘城郎。其於守國之謀亦勤矣,禦寇之所亦固 矣。然謀守國而不謀為國,知禦寇於外,而不知養寇於內。禮曰: 仁義者人君所以藏身之固。詩曰:宗子惟城,無俾城壞。

隱公以諸侯陵天子,以庶母亂嫡母,交鄰不信,使民不 仁。其於為國之本,所恃以為藏身之固者瞢然,至於貪位而詐 攝,蓄弟於邪,貪賄而玩兵,養大夫於橫,是其憂在於蕭牆,

而何城築之亟?不務本而事末,以保姦而招寇爾。然則王公

設險以守國,亦可已乎?曰城以德而固,以人而守民不去趙, 則晉陽城不浸三版,卒無叛志。民不忘齊,則樂下七十城, 獨莒即墨不下。此以德而固也。

唐城奉天,有李盛而朱泚不敢犯。宋城釣魚,有余介而元 人不敢取。此以人而守也。不能修德任賢,則劉禪有劍閣,卒 亡其國,劉繼釣有接天關,不能保太原,況於城乎!故凡春秋書 城,聖人傷衰世,而重民力也。

Hạ, thành Lang.

Tả truyện: Bất thời đã.

Quản kiến: Lỗ tự lục niên hợp Tề, Trịnh dĩ hậu, xỉ nhiên hữu xâm lân chi chí, hựu lự tử thời do bạc, cố thành Trung Khâu thành Lang. Kỳ ư thủ quốc chi mưu diệc cần hỹ, ngự khấu chi sử diệc cố hỹ. Nhiên mưu thủ quốc nhi bất mưu vi uốc, tri ngự khấu ư ngoại, nhi bất tri dưỡng khấu ư nội. Lễ viết: Nhân nghĩa giả nhân quân sở dĩ tàng thân chi cố. Thi viết: Tông tử duy thành, vô tỷ thành hoại.

Ẩn Công dĩ chư hầu lăng Thiên tử, dĩ thứ mẫu loạn đích mẫu, giao lân bất tín, sử dân bất nhân. Kỳ ư vi quốc chi bản, sở thị dĩ vi tàng thân chi cố giả tạo nhiên, chí ư tham vị nhi trá nhiếp, súc đệ ư tà, tham hối nhi ngoạn binh, dưỡng Đại phu ư hoành, thị kỳ ưu tại ư tiêu tường, nhi hà thành trúc chi cức? Bất vụ bản nhi sự mạt, thích dĩ bảo gian nhi chiêu khấu nhĩ. Nhiên tắc vương công thiết hiểm dĩ thủ quốc, diệc khả dĩ hồ? Viết thành dĩ đức nhi cố, dĩ nhân nhi thủ dân bất khứ triệu, tắc tấn dương thành bất xâm tam bản, tốt vô bản chí. dân bất vong tề, tắc lục dịch hạ thất thập thành, độc Cử Tức Mặc bất hạ. Thử dĩ đức nhi có dã. Đường thành phụng thiên, hữu lý thịnh nhi Chu Tỷ bất cảm phạm. Tống thành Điếu Ngư, hữu dư giới nhi Nguyên nhân bất cảm thủ. Thử dĩ nhân nhi thủ dã. Bất năng tu đức nhậm hiền, tắc lưu thiền

hữu Kiếm Cúc, tốt vong kỳ quốc, lưu kế điếu hữu tiếp thiên quan, bất năng bảo Thái Nguyên, huống ư thành hồ! Cố phàm Xuân Thu thư thành, Thánh nhân thương suy thế, nhi trọng dân lực dã.

[Kinh văn]: Mùa hạ, đắp thành ở đất Lang nước Lỗ.

Tả truyện: Đắp thành không đúng mùa.

để

Kinh Thi nói: “Tông

Quản kiến: Nước Lỗ từ năm thứ sáu, sau khi đã hòa với Tề, Trịnh bèn có tham vọng muốn xâm lấn nước láng giềng, lại lo lắng bốn mùa phòng bị còn mỏng manh, cho nên đắp thành ở Trung Khâu,... đắp thành ở đất Lang. Mưu mẹo giữ nước quả cũng cẩn trọng, những nơi chống giặc quả cũng vững chắc. Nhưng lo giữ nước mà không lo trị nước, chỉ biết chống giặc ngoài mà không biết cách trừ giặc trong. Kinh Lễ nói: “Nhân nghĩa là chỗ vững chắc để người làm vua náu mình” tộc họ hàng là bức thành, đừng để cho bức thành ấy Ẩn Công là chư hầu mà lấn át Thiên tử, đem thứ mẫu tiếm hàng đích mẫu, quan hệ với láng giềng không giữ lòng tin, sai khiến dân không có lòng nhân. Thế là đã mờ ám về cái gốc trị nước, về cái cách giữ mình cho chắc chắn, lại còn tham lam ngôi vua, giả vờ quyền nhiếp, đưa em đến chỗ gian tà, tham của đút lót, coi việc binh đao như trò chơi, gây cho Đại phu thói chuyên quyền, không biết chăm lo cái gốc, chỉ quan tâm cái ngọn, như vậy chỉ tổ nuôi kẻ gian tà và vời giặc đến mà thôi. Nếu nói như thế thì việc “Vương công đặt ra chỗ hiểm để giữ nước” cũng được hay sao? Trả lời rằng: Thành dùng đức mà giữ mới chắc, dùng người mà giữ, dân mới không bỏ nước Triệu mà đi, vì vậy thành Tấn Dương chỉ còn ba tấm ván không ướt nước, rốt cục không ai có lòng làm phản; dân không quên nước Tề, vì vậy Nhạc Nghị đã hạ bẩy mươi thành, chỉ còn thành Tức Mặc và thành Cử là không hạ nổi (0) Đó là dùng đức mà giữ mới chắc như vậy.

(8)

Nhà Đường đắp thành Phụng Thiên mà có được Lý Thạnh, nên Chu Tỷ không dám xâm phạm. Nhà Tống đắp thành Điếu Ngư, do có Dư Giới, nên người Nguyên không dám lấy. Đó là vì dùng người mà giữ vậy. Nếu không biết sửa đức, không biết dùng người hiền, thì Lưu Thiện có núi Kiếm Các, rốt cuộc vẫn mất nước. Lưu Kế Điếu có cửa ải Tiếp Thiên, vẫn không giữ nổi Thái Nguyên, huống hồ đắp thành mà làm gì? Vì vậy,

(9)

trong Kinh Xuân Thu chỗ nào chép việc đắp thành, đều là Thánh nhân tỏ

ý thương đời loan, trọng sức dân vậy.

CHÚ THÍCH:

1. Việc này chép ở Ẩn Công, năm thứ bảy, mùa hạ.

2. Nguyên văn: “Nhân nghĩa giả nhân quân chi sử dĩ tàng thân chi cố dã”, lấy ý của câu “Thử Thánh nhân sở dĩ tàng thân chi cố dã” trong Kinh Lễ, thiên Lễ vận.

3. Nguyên văn: “Tông tộc duy thành, vô ty thành hoại,” trích trong thơ Bản, phần Đại nhã, Kinh Thi.

4. Nguyên văn: “Vương công thiết hiển dĩ thủ quốc” trích trong lời Thoán truyện quẻ Khảm: Thánh nhân bắt chước cái hiểm của trời đất mà đặt ra “nhân hiểm” cầu hào thành quách, chính hình uy, thưởng để giữ nước nhà.

5. Sử Ký, thiên Triệu Thế gia chép rằng: Thời Triệu Tương Tử, ba nước kéo quân đến đánh thành Tấn Dương của nước Triệu, dẫn nước sông Tần Thủy cho chảy vào thành. Trong thành chỉ còn có ba tấm ván là chưa ngập, người trong thành phải treo nồi lên mà nấu, đổi con cho nhau mà ăn, nhưng không ai làm phản và cuối cùng Triệu vẫn được yên ổn.

6. Nhạc Nghị làm Sách khanh cho Yên Chiêu Vương, đời Chiến Quốc, cầm quân năm nước Yên, Sử, Hàn, Triệu, Ngụy đánh Tề, hạ hơn bảy mươi thành của Tề, nhưng như mấy năm mà không hạ nổi hai thành Cử và Tức Mạc của Tề. (Sử Ký, Điền Đan liệt truyện, Nhạc Nghị liệt truyện).

7. Lý Thạnh, người Lâm Đàm, Đào Châu, đời Đường, bình giặc Chu Tỷ đời Đường Đức Tông, thu phục kinh sư, có công to, làm quan đến Tư tô, phong Tây Bình Vương, Đường Đức Tông khen rằng: “Trời sinh Lý Thạnh vì xã tắc, chứ không phải vì trẫm.”

8. Thành Điếu Ngư ở phía đông huyện Hợp Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên. Thời Tống, Dư Giới đắp thành chống quân Nguyên ở đây. Tướng Nguyên là Mông Kha Hãn đem quân đánh thành, dòng dã hàng tháng không hạ nổi, sau chết ở trong quân. Vì vậy thành này trở thành nổi tiếng.

9. Lưu Thiệu, con Lưu Bị, là vua cuối cùng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Lối vào đất Thực có cửa Kiếm Các rất hiểm trở. Nhưng vì Lưu Thiện bất tài vô đức, nên trở thành vô dụng, và cuối cùng Thiệu bị mất nước về tay Tấn.

10. Tức là vua Tuệ Tông nhà Bắc Hán, thoạt đầu lấy tên là Lưu Thừa Quân, còn gọi là Lưu Quân. Lưu Kế Quân vì không biết dùng người hiền nên đánh trận thường thua luôn, cuối cùng lo buồn mà chết.

秋,七月。

穀梁:不遺時也。

管見:隱公在位十一年,書春秋各二,皆無事而書時:惟三 年書春二月。先儒謂十年無正,蓋不正隱公之終。然而秋者成 也,隱蓋無成者,何以備書春秋乎?聖人之心,固欲成隱、桓少 隱長,於義當立,而何必虛讓以召禍?蔽私情,違天理,是天有 秋,而隱自無秋也。故於經特存之。

嗚呼!秋者物之,於人為義。夫子以回為子,饋祥肉則皷 琴而後食之。知此則知所以書秋之意。知人之意,則所以處天常 者,豈至以恩掩義,而蒙首惡之名乎!

Thu, thất nguyệt.

Cốc Lương: Bất di thời dã.

Quản kiến: Ẩn Công tại vị thập nhất niên, thư xuân thu các nhị, giai vô sự nhi thư thời. Duy tam niên thư “Xuân nhị nguyệt.” Tiên nho vị thập niên vô chính, cái bất chính Ẩn Công chi chung. Nhiên như thu giả thành dã, ẩn cái vô thành giả, hà dĩ bị thư Xuân Thu hồ? Thánh nhân chi tâm, cố dục thành Ẩn, Hoàn thiểu ẩn trường, ư nghĩa đương lập, nhi hà tất hư nhượng dĩ thiệu hoạ? Tế tư tình, vi thiên lý, thị thiên hữu thu, nhi ẩn tự vô thu dã. Cố ư Kinh đặc tồn chi.

Ô hộ! Thu giả vật chi toại, ư nhân vi nghĩa. Phu tử dĩ hồi vi tử, quỹ tường nhục tắc cổ cầm nhi hậu thực chi. Tri thử tắc tri sở dĩ thư thu chi ý. Trị nhân chi ý, tắc sở dĩ xử thiên thường giả, khởi chí dĩ ân yểm nghĩa, nhi mông thủ ố chi danh hồ!

[Kinh văn]: Mùa thu, tháng 7.

Cốc Lương: Không để sót mùa vậy.

« TrướcTiếp tục »