Hình ảnh trang
PDF
ePub

Quản kiến: Đó là việc giết vua, vậy mà tại sao Kinh văn lại không chép là “giết”? Vì không nỡ nói ra vậy. Như thế là dấu tội cho tên Huy (Vũ Phủ) sao? Trả lời rằng, không phải thế. Suốt đời Ẩn Công, tên Huy không được coi là Công tử, như thế rõ ràng tên Huy là giặc của Ấn Công rồi. Ẩn Công không sớm nhận ra tên Huy phản trắc mà dẹp đi, nên mới chuốc họa vào thân.

(3)

Than ôi, giầu sang quyền lợi là cái cơ để giết chết mình, nhưng giữ đúng đạo, lại là chỗ để mình nương náu. Những kẻ tài cán có khi lại là những kẻ hại nước, nhưng nếu mình chế ngự chúng được đúng mức thì chúng trở thành những bề tôi giúp cho đất nước yên ổn, như Vương Mãng, Tào Tháo, Tư Mã Ý, Hoàn Ôn, không phải là những người giết vua, chính vì vua hèn đã thúc đẩy chúng đến chỗ giết vua. Nếu có vua anh minh xuất hiện vào lúc ấy, thì chúng sẽ cúi đầu phụng sự tận tụy hết mình, còn đâu dám mưu đồ thí nghịch nữa! Nếu như Ẩn Công biết giữ lấy quyền thưởng phạt, ngăn ngừa kẻ quyền gian, thì lời nói “Xin giết Hoàn Công” làm sao xảy ra được! Tên Huy kia đã hai lần cầm quân họp với các vua chư hầu, hành động không mắc sai lầm, cái tài ấy của Huy không thể không dùng. Chỉ vì Ẩn Công không chế ngự nổi Huy, cho nên Huy được tự ý chuyên quyền, việc muốn giết Hoàn Công là do Huy chuyên quyền đã lâu, thế lực to lớn, e rằng một ngày kia Hoàn Công nối ngôi thì mình không có chỗ dung thân. Nếu Ẩn Công thực lòng nhường nước, thì khi Hoàn Công đã trưởng thành, xin mệnh lệnh Thiên vương truyền ngôi cho, nhân lúc phú quý quyền lợi của mình chưa suy, thì Hoàn Công chắc hẳn sẽ rất biết ơn, mà cái mưu muốn giết Ẩn Công của tên Huy đâu có xẩy ra được nữa! Nếu chính mình trao tên Huy cho Hoàn Công dùng, thì Huy sẽ vì Hoàn Công mà ruổi rong bởi vốn là một bề tôi có tài.

Xem như vua Cao Tông đời Nam Tống, tuy rằng không được quả quyết, nhưng cái thuật dùng tướng cũng có chỗ giỏi. Từ khi xẩy ra sự biến ở Trụ Phó Trương Tuấn, Hàn Thế Tung, Lưu Quang Thế dần dần khó kiềm chế, một góc phía tả sông Trường Giang, trong thì cường thần, ngoài thì giặc dữ, hỏi được mấy ngày? Thế mà sau khi Ngụy Công chết, binh quyền của các tướng, Cao Tông dần dần trao cho nho thần, nuôi Hiếu

Tông ở trong cung, dựng làm Thái tử và cuối cùng trao ngôi vua cho Hiếu Tông và nói: “Phó thác được người xứng đáng thì ta còn lo gì nữa!”

Về sau, các danh tướng đời Kiến Viên, Thiệu Hưng đều là danh thần về đời Long Hưng cả. Nhà Nam Tống trung hưng, tuy không diệt được Kim, trả được thù, nhưng về ngôi thứ vua tôi, cha con truyền thụ sắp đặt, trước sau toàn vẹn, đó là cái trí của Cao Tông không ai bằng vậy.

Đằng này, Ẩn Công tiếc trao ngôi cho Hoàn Công, đó là cớ thúc đẩy việc ám sát của tên Huy, thế là Ẩn Công không xứng đáng là anh, và cũng không xứng đáng là vua. Tai họa xảy ra khi đi tế thần Chung Vu do mình tự chuốc lấy. Tuy nhiên, cha không hiền thì con cũng không được bất hiếu, vua bất nhân bề tôi cũng không được bất trung, anh không hòa em cũng không được bất kính. Hoàn Công là em mà giết anh cướp ngôi, tên Huy là bề tôi mà giết vua, đó là cái biến lớn của đạo người. Xem như Cơ Tử không nỡ nói cái ác của nhà Ân, Khổng Tử là người nước Lỗ không nỡ nói xấu việc nước Lỗ, cho nên chép “Ẩn Công mất” (Công hoăng), không nói rõ việc bị giết, nhưng cũng không để mất sự thực mà tội của kẻ loạn tặc vẫn lộ rõ ở ngoài ý của lời nói. Tôi trộm nghĩ, nghĩa Kinh Xuân Thu khi kín đáo thì như núi trong mây, khi rõ rệt thì như mặt trời trên không, khi im lặng như nước trong vực sâu, khi vang động như sấm dậy trên đất bằng, đang kín đáo mà bỗng chốc rõ rệt, đang im lặng mà bỗng chốc vang động. Bậc học giả phải lĩnh hội bằng tinh thần, phải nhận thức bằng tâm chí thì mới thấu hiểu được điều then chốt của Kinh.

CHÚ THÍCH:

1. Đồ Cừu: Là ấp của nước Lỗ, ở phía nam huyện Lương Phủ, đất Thái Sơn.

2. Vương Mãng: Cháu Hoàng hậu Hiếu Nguyên đời Hán, làm Đại tư mã đời Hán Bình Đế. Mãng giết Bình Đế, đưa Nhụ Tử Anh lên ngôi vua, nhưng Mãng là “Nhiếp hoàng đế.” Sau Mãng bị Quang Bị, Quang Võ cùng anh là Bá Thăng khởi binh đánh dẹp, Mãng thua bị giết chết.

3. Tư Mã Ý: Tự Trọng Đạt, người huyện Ngụy Ôn, đời Tam Quốc. Ý là người có nhiều mưu mô, tài giỏi. Thời Văn Đế (Tào Phi) Ý nhiều lần cầm quân cự Ý nhau với Gia Cát Lượng. Thời Phế Đế Gia Bình, Ý giết Tào Báng, làm Thừa

tướng, nắm hết quốc chính. Đến đời con là Tư Mã Chiêu, thì họ Tư Mã cướp hẳn nhà Ngụy lập ra nhà Tấn.

4. Đời Tống Khâm Tông, người Kim vào đánh kinh thành nhà Tống, Trụ Phó dùng yêu thuật lục giác đánh Kim, bị Kim đánh thua, Biện Kinh thất thủ, người Kim bắt Khâm Tông và Huy Tông đem về nước (Tống sử, khâm Tôn kỷ).

5. Cơ Tử: Là chú vua Trụ nhà Ân. Vua Trụ tàn bạo, Cơ Tử can ngăn Trụ không được bèn giả điên và đi làm nô bộc. Vũ Vương nhà Chu sau khi đã diệt nhà Thương bèn tha Cơ Tử và hỏi Cơ Tử về đạo trời, Cơ Tử liền viết thiên Hồng Phạm (trong sách Thượng thư). Sau Vũ Vương phong cho Cơ Tử ở đất Triều Tiên. Lúc Cơ Tử về chầu nhà Chu, qua cố đô nhà Thương có làm bài thơ Mạnh Tú, người nghe đều rơi lệ.

Hiện ở Bình Nhưỡng còn có mộ Cơ Tử.

***

桓公

[桓公]元年

春,王正月,公即位。

公羊:此其言即位何?如其意也。

穀梁:元年有王,所以治桓也。

管見:天生物,而肅殺以秋冬,不以生廢殺也,反時而為 春夏,則天道泯矣。地厚載而不滿於東南,不以厚從薄也,湮 水而歸西北,則地紀絕矣。王者中天地為民物之主,賞善罰 惡,以惡為善,則民彝廢矣。聖人於隱、桓之事,有深慨焉。 隱雖無讓國之情,而有讓國之狀,桓乃急於得位,賊殺其兄。 世道至此,天地為之冥晦,人人類幾於禽獸。有王者作,其敢 縱元惡而釋重誅乎。

當時王綱頹弛,諸侯篡弒,習以為常,王亦不能問也。聖 人為此懼,故於元年揭春揭王,大書即位。春者天也,王者天 之子 也。天之禍福,行於四時,王之紀綱,存於萬世。此位 也,公然以篡得,非天道王法之所與子。雖桓之賊骨既泠,而 魯之史筆如新。視聽恢恢,桓卒以不正終,天綱為不漏矣。時 王不能誅,聖人操素王之權,一筆而斧鉞之,王法為不墜矣。 故桓公之編,其書法異於群公。聖人以植天地之經,示百王之 訓。李氏曰:春秋一事,各是一例,如觀山水然,徒步而形勢不 同。此足以言春秋矣。

HOÀN CÔNG

[HOÀN CÔNG] NGUYÊN NIÊN

Xuân, Vương chính nguyệt, Công tức vị.

Công Dương: Thử kỳ ngôn tức vị hà? Như kỳ ý dã.

Cốc Lương: Nguyên niên hữu vương, sở dĩ trị Hoàn dã.

Quản kiến: Thiên sinh vật, nhi túc sát dĩ thu đông, bất dĩ sinh phế sát dã, phản thời nhi vi xuân hạ, tắc thiên đạo dẫn hỹ. Địa hậu tủi nhi bất mãn ư đông nam, bất dĩ hậu tòng bạc dã, yên thuỷ nhi quy tây bắc, tắc địa kỷ tuyệt kỹ. Vương giả trung thiên địa vi dân vật chi chủ, thưởng thiện phạt Ố, dĩ ố vi thiện, tắc dân di phế kỹ. Thánh nhân ư Ẩn, Hoàn chi sự, hữu thâm khái yên. Ẩn tuy vô nhượng quốc chi tình, nhi hữu nhượng quốc chi trạng, Hoàn nãi cấp ư đắc vị, tặc sát kỳ huynh. Thế đạo chí thử, thiên địa vi chi minh hối, nhân nhân loại cơ ư cầm thú. Hữu vương giả tác, kỳ cảm túng nguyên ố nhi thích trọng trụ hồ.

Đương thời vương cương đồi trì, chư hầu soán thí, tập dĩ vi thường, vương diệc bất năng vấn dã. Thánh nhân vi thử cụ, cố ư nguyên niên yết xuân yết vương, đại thư tức vị. Xuân giả thiên dã, vương giả thiên chi tử dã. Thiên chi hoạ phúc, hàng hành ư tứ thời, vương chi kỷ cương, tồn ư vạn thế. Thử vị dã, công nhiên dĩ soán đắc, phi thiên đạo vương pháp chi sở dĩ dư. Tuy Hoàn chi tặc cốt ký linh, nhi lỗ chi sử bút như tân. Thị thính khôi khôi, Hoàn tốt dĩ bất chính chung, thiên cương vi bất lậu kỹ. Thời Vương bất năng tru, Thánh nhân thao tố vương chi quyền, nhất bút nhi phủ việt chi, vương pháp vi bất truy hỹ. Cố Hoàn Công chi biên, kỳ thư pháp dị ư quần công. Thánh nhân dĩ thực thiên địa chi kinh, thị bách vương chi huấn. Lý Thị viết: Xuân Thu nhất sự, các thị nhất lệ, như quan sơn thuỷ nhiên, đồ bộ nhi hình thế bất đồng. Thử túc dĩ ngôn xuân thu hỹ.

HOÀN CÔNG

[HOÀN CÔNG] NĂM ĐẦU

[Kinh văn]: Mùa xuân, tháng Giêng của vua nhà Chu, Hoàn

Công lên ngôi.

« TrướcTiếp tục »