Hình ảnh trang
PDF
ePub

Trường An, Tống thất Biện Lương, Minh thất Yên Kinh, bất phục chủ Trung Quốc, bên đầu ư Kinh. Ngũ Hồ Kim Nguyên Mãn Thanh, Nhung Địch cứ tây bắc, nhi trục đông nam, như kiến bình nhiên, hà năng để đương đắc. Huống Giang Tả chư quân, giai nhu nhược vô năng vi. Hựu phi như Sử chư Hùng, hữu anh hùng khí khái, kỳ bất chấn nghi hỹ. Thử diệc nhân sự sử nhiên, phi khả quy chi phong hội đã.

Trịnh Trung sai hữu trí số, như hà liệu bất cập thử? Dĩ kỳ giả Vương mệnh dĩ xâm chư hạ, hạt nhược tôn vương thất dĩ ứng nhung địch? Tiên lập bản lãnh, Kinh nhân hà cảm chính nhãn dĩ khuy Trung Quốc? Ký bất năng nhiên, nãi dĩ Sái nhân vi Đặng chi hội, phi năng mưu chế Sở, bất quá mưu tòng Sở. Tự thị Trịnh Sái vi Sở phục thuộc, kế diệc vị kỹ. Kinh thư ngoại chư hầu tương hội thuỷ thử. Thương Trung Quốc chi vô nhân, kỳ dĩ chí thế biến đã.

[Kinh văn]: Quan Sái Hầu, quan Trịnh Bá, hội họp với nhau ở nước Đặng

Tả truyện: Sở dĩ có việc hội họp này là do bắt đầu sợ nước Sở.

(1)

Quản kiến: Nước Kinh Sở từ đời nhà Thương nhà Chu còn đang thịnh vượng, đã là mối lo cho Trung Quốc. Kinh Dịch nói: Quân đánh rợ Quỷ Phương ba năm, Kinh Thi nói: Ngu xuẩn thay Kinh Man, gây mối thù với nước lớn. Có lẽ từ đời Cao Tông (nhà Thương) đời Tuyên Vương (nhà Chu) đối phó với Kinh Sở đã là việc khó khăn rồi. Đến khi nhà Chu rời đô sang phía đông, thì họ Mỹ bắt đầu lớn mạnh. Sau đời Tề Hoàn, Tấn Văn, nước Sở trở thành bá chủ Trung Quốc. Ngu tôi từng xem xét sự thế trong thiên hạ từ xưa đến nay, không tránh khỏi có chỗ còn nghi ngờ. Kinh Man ngày xưa tức Giang Nam ngày nay. Ba đời Hạ, Thương, Chu đất ấy cường thịnh, đến đời Nguyên Đế nhà Tấn, Cao Tông nhà Tống, Hoằng Quang nhà Minh đều đã chiếm giữ đất Giang Nam, nhưng cuối cùng không lấy lại nổi Trung Nguyên, khôi phục nghiệp cũ, trái lại đã dần dần xuy yếu, kết cục đều bị diệt vong. Phải chăng vận hội xui nên như thế, mà gió nam chỉ mạnh về đời cổ, không mạnh về đời nay hay sao? Xem Kinh Thi, Kinh Xuân Thu thì thấy rõ điều đó. Kinh Thi nói: Rợ Kinh Sở kia ở phía nam Trung Quốc, bọn rợ Đê Khương đó, không nước nào là không đến chầu. Kinh Thi lại nói: Đánh dẹp rợ Hiểm Doãn, các rợ Kinh Man đều phải sợ phục,... như vậy

(6)

là phải đánh Tây Nhung, Bắc Địch trước, rồi sau đến Nam Mam (nước Sở) thì chúng chỉ nghe hơi đã phải thần phục.

Tề Hoàn Công đánh rợ Sơn Nhung trước, rồi sau mới mưu tính việc đánh Sở, như thế là hiểu được căn bản cách chống Di Địch của đời trước. Nhưng từ khi rợ Khuyển Nhung đánh giết U Vương nhà Chu, thì nền móng của Trung Quốc đã mười phần tan vỡ. Sau này rợ Nhung đánh Phàm Bá của nhà Chu, rợ Địch đánh nước Vệ, các nước đều bị tổn hại, các bậc phương bá liên kết với nhau nhưng không ai làm tròn được chức phận. Rợ Nhung Địch hoành hành ở phía tây bắc, cho nên rợ Kinh Sở mới kịp khống chế ở phía đông nam, mỗi ngày một cường thịnh lên. Tề Hoàn Công cũng chống đỡ được ít nhiều, nhưng cái thế của nước Sở đã không thể ngăn cản được. Sau này nhà Tấn mất Trường An, nhà Tống mất Biện Lương, Nhà Minh mất Yên Kinh, các vua đó không giữ nổi Trung Nguyên phải chạy về đất Kinh. Các rợ có: Ngũ Hồ, Kim, Nguyên,... Mãn Thanh Nhung Địch chiếm cứ tây bắc, mà đánh xuống phía đông nam dễ dàng như ở trên cao đổ bình nước xuống, không tài nào chống đỡ nổi. Huống chi các đời Tấn, Tống, Minh đóng đô ở Giang Nam đều là vua nhu nhược bất tài, không làm được việc gì. Lại không có khí phách ngang tàng như các vua họ Hùng nước Sở, cho nên họ không trỗi dậy được cũng là lẽ tất nhiên! Đó cũng là việc do con người gây nên, không thể đổ cho vận hội.

(12)

(13)

(9)

(10)

Đời Xuân Thu, Trịnh Trang Công là người có chút trí lược, sao không liệu tính điều ấy? Lợi dụng mệnh lệnh vua nhà Chu để xâm lấn các nước Trung Quốc, sao bằng đề cao Vương thất nhà Chu để chống lại Nhung Địch? Trước hết có bản lĩnh vững vàng thì nước Sở đâu dám công nhiên nhòm thẳng vào Trung Quốc? Trịnh đã không làm như thế, nay lại cùng với người nước Sái, hội họp với nhau ở nước Đặng, không phải để mưu tính chống nước Sở mà là bàn tính việc theo nước Sở mà thôi. Từ đó nước Đặng, nước Sái phụ thuộc nước Sở, vậy thì cái mưu kế họp nhau ở nước Đặng, chỉ là cái mưu thấp hèn. Kinh Xuân Thu chép việc các nước chư hầu ở ngoài hội họp với nhau bắt đầu từ đây. Thánh nhân có ý thương xót Trung Quốc không có người tài, hơn nữa cũng là để ghi lại những biến cố ở đời vậy.

CHÚ THÍCH:

1. Kinh Dịch quẻ Ký Tế, hào Cửu Tam nói: “Cao Tông phạt Quỷ Phương, tam niên khắc chỉ” (Cao Tông đánh Quỷ Phương ba năm dẹp yên) Quỷ Phương là nước Kinh Sở đời Cổ.

2. Thơ Thái dĩ, Tiểu nhã, Kinh Thi.

3. Họ Mỹ: Trong nguyên bản chép là họ Thiên, ngờ là họ Mỹ, thủy tổ của nước Sở. Theo Sử ký, thiên “Sở thế gia” một trong những vị tổ của Sở là Lục Chung đã sinh ra sáu người con. Người con thứ sáu là Quý Liên trở thành thủy tổ của họ Mỹ, họ gốc của nước Sở.

4. Tấn Nguyên Đế: Là vua đầu tiên của nhà Đông Tấn tên là Tư Mã Duệ chắt của Tư Mã Ý. Sau khi Trường An thất thủ, Tấn Mẫn Đế bị giết, ông liền lên ngôi ở Kiến Khang. Sau bị Vương Đôn đem quân bức bách, Nguyên Đế uất ức mà chết. Con cháu liền dời đô xuống phía nam sông Trường Giang, từ đó gọi là Đông Tấn.

5. Cao Tông, tức Triệu Cấu là vua đầu của triều Nam Tống, là con Huy Tông, em Khâm Tông. Nhà Kim đánh Tống bắt Huy Tông và Khâm Tông. Cao Tông lên ngôi, thiên đô xuống Lâm An (tức Hàng Châu) lập ra nhà Nam Tống.

6. Hoằng Quang: tức Chu Do Tung là vua cuối cùng của nhà Minh, sau bị nhà Mãn Thanh tiêu diệt.

7. Thơ Ân vũ, Thương tụng, Kinh Thi, là thơ tế tự vua Cao Tông nhà Thương. 8. Thơ Thái dĩ, Tiểu nhã, Kinh Thi.

9. Ngũ Hồ: Chỉ các bộ tộc Yết, Tiên, Ti, Đê và Khương. Khi Tấn Vũ Đế qua đời bọn quí tộc của năm bộ tộc này thay nhau xưng đế, chiếm cứ Trung Nguyên, đánh nhau mãi không thôi. Người đời sau gọi đó là loạn Ngũ Hồ.

10. Nhà Kim: Là một dân tộc thiểu số ở phía bắc Trung Quốc, đánh chiếm Trung Nguyên dồn nhà Tống xuống phía nam.

11. Nhà Nguyên: Tức là người Tác Ta ở Mông Cổ, đã tiêu diệt nhà Kim và nhà Tống, lập nên triều đại nhà Nguyên.

12. Mãn Thanh: Là một dân tộc thiểu số ở phía đông bắc Trung Quốc đã diệt nhà Minh lập nên triều đại nhà Thanh.

13. Họ Hùng: Là dòng họ của các vua nước Sở. Họ này là con cháu của Dục Hùng. Dục Hùng là thầy dạy Văn Vương nhà Chu. Đến đời Thành Vương, cháu Dục Hùng là Hùng Dịch được phong ở đất Sở và trở thành đất của họ Hùng.

九月,入杞。

左傳:討不敬也。

管見: 論語稱:杞宋與陳為三恪,不當稱杞為紀。但其國 微弱,隱四年,莒已伐之而取其邑。此入也或蔡會鄭鄧,而 遂入之,亦未可知。惟經無遂字,為可疑爾。左氏謂杞來朝 不敬,而討之恐鑿,此姑闕之。

Cửu nguyệt, nhập Kỷ.

Tả truyện: Thảo bất kính dã.

Quản kiến: Luận ngữ xưng: Kỷ Tống dữ Trần vi tam khác, bất đưng xưng Kỷ vi Kỷ. Đãn kỳ quốc vi nhược, Ân tử niên, Cử dĩ phạt chi nhi thủ kỳ ấp. Thử nhập dã hoặc Sái hội Trịnh Đặng, nhi toại nhập chi, diệc vị khả tri. Duy Kinh vô toại tự, vi khả nghi nhĩ. Tả Thị vị Kỷ lại triều bất kính, nhi thảo chi, khủng tạc, thử cô khuyết chi.

[Kinh văn]: Tháng 9, người nước Lỗ vào nước Kỷ.

Tả truyện: Vào để đánh kẻ bất kính.

Quản kiến: Luận Ngữ nói: “Nước Kỷ, nước Tống, nước Trần là “Tam khác” vậy không nên gọi nước Kỷ (2) là Kỷ (*). Nhưng nước Kỷ nhỏ lại yếu, năm Ẩn Công thứ 4, nước Cử đánh nước Kỷ lấy một ấp của nước ấy. Đây chép “vào” có lẽ Sái hội với Trịnh ở nước Đặng, rồi vào Kỷ, chưa thể biết được. Kinh văn không có chữ “rồi” (toại) nên cũng đáng ngờ. Họ Tả nói: Nước Kỷ đến chầu nước Lỗ, thiếu cung kính, cho nên Lỗ đánh Kỷ. Lời bàn đó e rằng sai lệch, vậy hãy để tồn nghi.

CHÚ THÍCH:

1. Tam khác (Ba nước được tôn kính): Sau khi nhà Chu chiếm được thiên hạ, bèn phong cho con cháu nhà Hạ ở nước Kỷ, con cháu nhà Ân ở nước Tống, con cháu vua Thuấn ở nước Trần, gọi là “Tam khác.” Có nghĩa là 3 nước được tôn kính đặc biệt.

公及戎盟于唐。

左傳:修舊好也。

Công cập Nhung minh vu Đường.

Tả truyện: Tu cựu hảo dã.

[Kinh văn]: Hoàn Công ăn thề với rợ Nhung ở đất Đường.

Tả truyện: Để nối lại tình hòa hiếu cũ.

冬,公至自唐。

左傳:告于廟也。

管見:書至之義,先儒論之詳矣。人君上承宗廟,下撫兆 民,所係最重。故所履危則危之,幸而安則致之,戒人君出入 行止所當慎也。楚懷王入秦不返,明英宗巡邊至土木為乜先 所獲。此皆輕出,卒陷於危,甚如漢武帝微行為少年所擊, 唐明皇微行,與長安公子爭論,家世三代,明太祖微行,為山 人占星所識,豈非聖學不明,自行放肆,使有不測,如宗廟何? 觀春秋書至,則聖人為訓,其旨深矣。

惟程子所論,居夷浮海之意。胡傳深取之。竊春秋所望討 賊者,上責天子,下責方伯。桓有大惡,天王方伯不能討,而 見討於戎,豈非變中之大變乎?此說恐不可開,愚輒敢及之。

Đông, Công chi tự Đường.

Tả truyện: Cáo vu miếu dã.

Quản kiến: Thư chí chi nghĩa, tiên nho luận chi tường hỹ. nhân quân thượng thừa tông miếu, hạ phủ triệu dân, sở hệ tối trọng. Cố sở lý tắc nguy chi, hạnh nhi an tắc trí chi, giới nhân quân xuất nhập hành

nguy

« TrướcTiếp tục »