Hình ảnh trang
PDF
ePub

學者茍能講貫乎是,体認乎是,及其出而應世,可以斷國是,

可以立治法,博而約之,律身行己,亦不外是矣。

某遭時多艱,遁世五稔。乃取是經編錄,顏曰:春秋管見, 首尾約數十萬言。大抵依傍經文,旁推古後,事理之致,如何 是合道,如 何是不合道,自家理會得分曉。求所以學為忠為 孝,而志壹動氣,氣壹動志,亦於是求之。極知評山品水,何 加於天地之秋毫?惟以自訓于心,自淑其徒。高明君子,見 而正之。幸毋以小兒豎瓦,見棄于大方可也。南越後學希 尹吳時任自序。

景興丙午慕春既望,書于武仙之麗澤庵。

PHIÊN ÂM:

XUÂN THU QUẢN KIẾN TỰ TỰ

Ngũ Nhạc tiếp thiên, khuân lân điêu ngật, nhi cước hồ địa; tứ hải cắng địa, uông dương bành bái, nhi nguyên vu thiên. Cổ thiên địa giả sơn xuyên chi quân phụ, nhi quân phụ giả Xuân Thu chi căn cước. Thị kinh chi chỉ, tại ư minh quân phụ chi đại luân, dĩ lập thiên địa chi đại nghĩa. Sở vị thiên vô nhị nhật, thổ vô nhị vương, gia vô nhị chủ, tôn vô nhị thượng, sự sự vật vật chi hữu căn hữu cước giả dã.

Phương Chu chi suy, tà thuyết bạo hành hữu tác, thần thi kỳ quân giả hữu chi, tử thi kỳ phụ giả hữu chi. Kỳ hiệu chỉ ư tứ di giao xâm, cầm thú thực nhân. Khổng Tử cụ tác Xuân Thu, Xuân Thu Thiên tử chi sự dã. Tử viết: “Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ? Tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ? Cái tri tôn quân phụ giả tri chi, bất tri tôn quân phụ giả tội chi. Mạnh Thị phát minh thời tông chỉ, ư

thị Xuân Thu chi căn cước, chiêu nhiên ư thế. Lịch đại tiên nho, vũ dực nhi suy quảng chi, kỳ hoàng cương đại dụng, tiêu yết chỉ qui, vô đãi ư vân vân hỹ.

Thế chi quan sơn ư sơn giả, đồ tri kỳ cao chi bất khả cơ, nhi bất năng phản cầu kỳ sở dĩ cao; quan thủy ư thủy giả, đồ tri kỳ thâm chi bất khả lượng, nhi bất năng phản cầu kỳ sở dĩ thâm. Thử ký tụng từ chương chi tập, đại vi học giả, tâm thuật chi bệnh dã. Phù! Học dĩ tri đạo vi bản, nhi cầu đạo chi môn, mạc cận ư Xuân Thu. Đạo phi tha, trung hiếu nhi dĩ. Xuân Thu chi vi giáo, dĩ thần trung ư quân, dĩ tử hiếu ư phụ, vi đại căn đại cước. Nhi sở dĩ lập kì căn cước giả, tại ư dưỡng hạo nhiên chi khí, tắc phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, nhi kỳ trung hiếu giả dã cố. Cố kỳ vi từ áo nghĩa định chi vu nhất nhất giả, bất khả thiên dịch. Bất dâm ư phú quí, hữu soán thí giả hồ! Bất di ư bần tiện, hữu nhương đoạt giả hồ? Bất khuất ư uy vũ, hữu bị bội giả hồ Thị chi vị “bát loạn phản chi chính.” Học giả cẩu năng giảng quán hồ thị, thể nhận hồ thị, cập kỳ xuất nhi ứng thế, khả dĩ đoán quốc thị, khả dĩ lập trị pháp, bác nhi ước chi, luật thân hành kỷ, diệc bất ngoại thị hỹ.

Mỗ tạo thời đa gian, độn thế ngũ nẫm. Nãi thủ thị kinh biên lục, nhan viết: Xuân Thu quản kiến, thủ vĩ ước sổ thập vạn ngôn. Đại để y bàng kinh văn, bàng suy cổ hậu, sự lý chi trí, như hà thị hợp đạo, như hà thị bất hợp đạo, tự gia lý hội đắc phân hiểu. Cầu sử dĩ học vi trung vi hiếu, nhi “chí nhất động khí, khí nhất động chí” diệc ư thị cầu chi. Cực trị bình sơn phẩm thủy, hà gia ư thiên địa chi thu hào? Duy dĩ tự huấn vu tâm, tự thục kỳ đồ. Cao minh quân tử, kiến nhi chính chi. Hạnh vô dĩ tiểu nhi thụ ngoã, kiến khí vu đại phương khả dã. Nam Việt hậu học Hy Doãn Ngô Thì Nhậm tự tự.

Cảnh Hưng Bính Ngọ mộ xuân ký vọng, thư vu Vũ Tiên chi Lệ Trạch am.

DỊCH NGHĨA:

TỰ ĐỀ TỰA BỘ XUÂN THU QUẢN KIẾN

Ngũ Nhạc... cao sát trời, chon von lởm chởm, nhưng chân thì mọc lên từ đất; bốn biển vòng quanh khắp đất, lai láng mênh mông, nhưng khởi nguồn từ trời. Cho nên, có thể nói rằng, trời và đất là vua, là cha của núi và sông, mà vua và cha lại là nền, là gốc của Kinh Xuân Thu. Vậy tôn chỉ của Kinh Xuân Thu là ở chỗ làm sáng tỏ đạo lớn của vua và cha, để dựng nên nghĩa lớn của trời đất. Nên cái gọi là trời không có hai mặt trời, đất không có hai vua, nhà không có hai chủ, tôn quí không có hai ngôi ở trên, là nói sự sự vật vật đều có một gốc, một nền.

Đương lúc nhà Chu suy tàn, thì lời nói càn rỡ, hành vi tàn bạo nổi lên, có kẻ bầy tôi giết vua, có kẻ làm con giết cha. Kết quả là, bọn di địch bốn phương thay nhau đến xâm lược, thật là cái cảnh cầm thú ăn thịt người. Đức Khổng Tử thấy vậy sợ quá mới làm ra Kinh Xuân Thu. Thế thì, Kinh Xuân Thu là việc của đấng Thiên tử vậy. Cho nên Khổng Tử nói: “Kẻ biết ta là do có Kinh Xuân Thu chăng? Kẻ buộc tội ta cũng là do có Kinh Xuân Thu chăng”? Có lẽ phải hiểu là: Kẻ biết tôn kính vua, cha là biết, kẻ không biết tôn kính vua, cha là có tội. Rồi, thầy Mạnh Tử lại phát minh ra tông chỉ, thế là, cái nền, cái gốc của Kinh Xuân Thu được làm sáng tỏ ở đời, lại được tiên nho các đời giúp mở rộng ra, nên kỷ cương được hoàn bị có tác dụng lớn, nêu cao được ý chỉ rồi qui tụ lại, không phải đợi nói điều gì nữa.

Người đời xem núi chỉ biết núi cao, không hay núi cao chừng nào, lại không biết lường chiều cao của núi; nhìn nước, chỉ biết nước sâu, không thể đo, mà không biết tìm độ sâu của nước. Đó là kết quả của lối học tầm chương trích cú, là cái bệnh phần lớn những bậc học giả tâm thuật mắc phải. Ôi! Học là để biết đạo, mà cửa đi đến đạo, không gì gần hơn Kinh Xuân Thu. Đạo không gì khác, chỉ là

trung hiếu mà thôi! Những điều đã dạy trong Kinh Xuân Thu là làm tôi phải trung với vua, làm con phải hiếu với cha, đó là nền to, là gốc lớn. Sở dĩ lập nền to, gốc lớn ấy là do đã nuôi dưỡng được cái khí hạo nhiên. Được như vậy thì “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất,...)” mà nền trung gốc hiếu mới vững chắc. Cho nên lời tuy huyền vi, nhưng ý nghĩa thì thật sâu sắc, nhất nhất đã được định rồi, không thể thay đổi. Người không bị giầu sang làm cho mê đắm, thì làm gì có lòng soán nghịch? Kẻ không bị nghèo hèn làm thay đổi, thì làm gì có sự cướp đoạt? Người không bị uy vũ khuất phục, thì làm gì có sự phản bội xấu xa? Bởi vậy mới có câu: “Dẹp loạn, khiến trở lại con đường chính nghĩa.” Bậc học giả nếu có thể học thuộc điều đó, thể nhận điều đó, thì đến khi ra ứng dụng với đời, mới có thể quyết đoán được mưu kế lớn của nước, mới có thể lập nên được phép trị bình, từ việc mở rộng hay co hẹp, đến việc giữ thân hay sửa mình, tất thảy đều không ngoài những điều đó.

Ta khi gặp nạn, luôn vất vả, phải lẩn tránh 5 năm trời. Nhân đem Kinh đó ra biên chép, đặt tên là Xuân Thu quản kiến, từ đầu chí cuối, ước tới vài mươi vạn lời. Đại để là dựa vào lời kinh, suy rộng ra chung quanh những lý lẽ phải trái xưa nay, thế nào là hợp đạo, thế nào là không hợp đạo, tự mình lý giải cho phân minh rõ ràng. Đi tìm điều học được là trung hiếu, và cũng từ đó mà hiểu cái nghĩa “chí đã chuyên nhất thì động đến khí, khí đã chuyên nhất thì động đến chí,”... thì cũng tìm được ở đó. Rất biết rằng: Việc phẩm bình non nước, sao thể thêm một chút gì cho trời đất? Nhưng nó có tác dụng giúp cho tự nhủ lòng mình, tự dạy môn đồ mình. Mong các bậc cao minh quân tử thấy mà hiệu chính cho. May ra không như là trò đùa của trẻ nhỏ bỏ đi mất qui mô to lớn của tập sách là được.

Kẻ hậu học ở Việt Nam là Hy Doãn Ngô Thì Nhậm tự làm bài tựa.

Ngày 16, tháng cuối xuân, năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh

Hưng (1796), viết bài tựa ở am Lê Trạch, đất Vũ Tiên.

CHÚ THÍCH:

1. Ngũ Nhạc: Năm ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc. Tức núi Thái Sơn (đông); Hoạ Sơn (tây); Hành Sơn (nam); Hằng Sơn (bắc); Tung Sơn (giữa). 2. Nghĩa là: Giầu sang không mê đắm, nghèo khó không đổi thay, uy vũ không chịu khuất phục.

3. Câu này là Mạnh Tử trả lời học trò Công Tôn Sửu.

***

« TrướcTiếp tục »