Hình ảnh trang
PDF
ePub
[blocks in formation]

管見: 攝者攝其位而不居是也。如舜之攝堯,周公之攝成 王,雖曾覲四岳,朝諸侯,而天下則堯、成王之天下,舜周公 何與焉!讓者讓其國而不是也。如泰伯之逃荆蠻,季札之避 延陵,弟承國而不與爭,兄傳國而不肯受,季歷、餘祭之有位,視 猶己也。泰伯季札何容心焉!隱公攝、讓不亦如是。南面為諸侯,列 於會盟,已儼然有魯國矣。軌特群公子耳,何位可攝!何國之讓!

曰攝曰讓者,春秋之初,名義猶在。隱之母賤也,大夫援而 立之,畏天王之見誅,懼諸侯之來討,故匿其名曰攝,而考仲子 之宮,矯其情曰讓,而營蒐裘之居。逡巡貪戀終不肯捨,卒之 羽父讚而鍾巫及,則攝非真攝,讓非真讓之罪也。

使上有明天子,下有賢方伯,憫魯國之難,擇群公子之賢,或 長而立之。隱母雖賤,桓母亦非嫡,隱長宜立,則天王授策, 諸侯定位,名分既正,隱無竊國之嫌,桓亦無得國之望,弑逆 之禍,何所自來!

經不書即位,誅意也,亦以責天王也。若曰:隱非攝 非讓,蹈虛名而受寔禍。故沒即位以罪之,天王不能為諸侯 綱。故上書王,而下不書公,以見王之非王,而侯之非侯也。

謹嚴之意,淵乎深哉!

ẨN CÔNG

LẨN CÔNG] NGUYÊN NIÊN

Xuân, Vương chính nguyệt.

Tả truyện: Bất thư tức vị, nhiếp dã.

Công Dương: Thành Công ý dã.

Cốc Lương: Tiên quân chi dục dữ Hoàn, phi chính dã.

Quản Kiến: Nhiếp giả nhiếp kỳ vị nhi bất cư thị dã. Như Thuấn chi nhiếp Nghiêu, Chu Công chi nhiếp Thành Vương, tuy tằng cận tứ nhạc, triều chư hầu, nhi thiên hạ tắc Nghiêu, Thành Vương chi thiên hạ, Thuấn, Chu Công hà dữ yên! Nhượng giả nhượng kỳ quốc nhi bất hữu thị dã. Như Thái Bá chi đào Kinh Man, Quý Trát chi tị Diên Lăng, đệ thừa quốc nhi bất dữ tranh, huynh truyền quốc nhi bất khẳng thụ, Quý Lịch, Dư Tế chi hữu vị, thị do kỷ dã, Thái Bá, Quý Trút hà dung tâm yên! Ẩn Công nhiếp, nhượng phù diệc như thị nam diện vị chư hầu, liệt ư hội minh, dĩ nghiễm nhiên hữu Lỗ quốc hỹ. Quỹ đặc quần Công tử nhĩ, hà vị khả nhiếp! Hà quốc chi nhượng!

Viết nhiếp viết nhượng giả, Xuân Thu chi sơ, danh nghĩa do tại. Ẩn chi mẫu tiện dã, Đại phu thụ nhi lập chi, uý Thiên vương chi kiến tru, cụ chư hầu chi lai thảo, cố nặc kỳ danh viết nhiếp, nhi khảo Trọng Tử chi cung, kiều kỳ tình viết nhượng, nhi doanh sưu cầu chi cư. Tuấn tuần tham luyến chung bất khẳng sủ, tốt chi Vũ Phủ tán nhi Chung Vu cập, tắc nhiếp phi chân nhiếp, nhượng phi chân nhượng chi tội dã.

Sử thượng hữu minh Thiên tử, hạ hữu hiền phương bá, mẫn Lỗ quốc chi nạn, trạch quần Công tử chỉ hiền, hoặc trưởng nhi lập chi. Ẩn mẫu tuy tiện, Hoàn mẫu diệc phi đích, Ấn trưởng nghi lập, tắc Thiên vương thụ sách, chư hầu định vị, danh phận ký chính, Ẩn vô thiết quốc chi hiềm, Hoàn diệc vô đắc quốc chi vọng, thí nghịch chi hoạ, hà sở tự lai! Kinh bất thư tức vị, tru ý dã, diệc dĩ trách Thiên vương dã. Nhược viết: Ẩn phi nhiếp phi nhượng, đạo hư danh nhi thụ thực hoa. Cố một tức vị dĩ tội chi, Thiên vương bất năng vi chư hầu cương. Cố thượng thư Vương, nhi hạ bất thư Công, dĩ kiến Vương chi phi Vương, nhi Hầu chi phi Hầu dã.

Cẩn nghiêm chi ý, uyên hồ thâm tai!

ẨN CÔNG

LẨN CÔNG] NĂM ĐẦU

[Kinh văn]: Mùa xuân, tháng Giêng của vua nhà Chu.

(4)

Tả truyện: Không chép lên ngôi, chỉ chép nhiếp chính.

[blocks in formation]

(6)

Cốc Lương: Tiên quân (Huệ Công) muốn truyền ngôi cho Hoàn Công, như vậy không phải là chính danh.

(11)

(8)

Quản kiến: “Nhiếp” tức là lên ngôi không chính thức. Như Ngu Thuấn nhiếp ngôi Đường Nghiêu,” Chu Công nhiếp ngôi Thành Vương, tuy đã từng tiếp kiến quan Tứ Nhạc, được các vua chư hầu vào triều kiến, nhưng thiên hạ vẫn là thiên hạ của Đường Nghiêu, của Thành Vương, Ngu Thuấn và Chu Công dự gì vào đấy! Còn “nhượng” tức là nhường hẳn nước của mình mà không dính dáng gì nữa. Như Thái Bá trốn sang Kinh Man,... Quý Trát lánh sang Diên Lăng, em nhận được nước không phải tranh giành. Anh không chịu ở ngôi mà truyền nước cho em, Quý Lịch, Dư Tế có ngôi do tình thân, vậy mà Thái Bá, Quý Trát có để tâm vào đấy đâu? Còn như “nhiếp” “nhượng” của Ẩn Công khác hẳn thế. Ẩn Công ngoảnh mặt về nam làm vua chư hầu, đứng trong hàng minh hội, nghiễm nhiên là có nước Lỗ rồi. Vậy Quỹ chỉ thuộc về hàng các công tử mà thôi, ngôi đâu mà “nhiếp,” nước đầu mà “nhượng”

Nói rằng “nhiếp” và “nhượng” là vì đầu thời Xuân Thu; danh nghĩa vẫn còn. Mẹ Ẩn Công là kẻ thấp hèn, các quan Đại phu đưa Ẩn Công lên ngôi, sợ vua nhà Chu trách phạt và các nước chư hầu đem binh đến đánh, cho nên dấu tiếng nói là “nhiếp,” mà khảo sét cung bà nguyên phi Trọng Tử ở,... nói lừa là “nhượng” nên sửa sang chỗ ở mới ở đất Sưu Cừu. Nhưng Ẩn Công cứ nấn ná tham tiếc ngôi không chịu rời bỏ, cuối (14) cùng họ Vũ Phủ dèm pha, rồi bị nạn khi đến lễ thần Chung Vu. Đó là cái tội của việc “nhiếp” “nhượng” không chính danh.

(13)

Nếu khi ấy, trên có Thiên tử sáng suốt, dưới có phương bá tài giỏi, thương nước Lỗ gặp nạn, chọn người nào hiền hoặc trưởng thành trong số các công tử mà lập ngôi. Mẹ Ẩn Công dẫu là kẻ thấp hèn nhưng mẹ Hoàn Công cũng không phải là đích mẫu, Ẩn Công đã

trưởng thành đáng lập, thì vua nhà Chu sách phong, chư hầu đều công nhận, như vậy là chính danh phận, Ẩn Công không mang tiếng cướp nước, mà Hoàn Công cũng không có cơ chiếm ngôi, như thế thì cái vạ thí nghịch còn nảy sinh vào đâu được nữa!

Kinh văn không chép “lên ngôi” là có ý trị tội, cũng có ý chê trách Thiên vương. Nếu nói: Ẩn Công chẳng phải “nhiếp,” cũng chẳng phải “nhượng” thì đó là đạp lên hư danh mà chịu vạ thực. Cho nên Kinh văn không chép “lên ngôi” để tỏ ý trách tội vua nhà Chu không làm được kỷ cương cho chư hầu. Cho nên, Kinh văn trên thì chép chữ “Vương” mà dưới không chép chữ “Công,” để thể hiện “Vương” chẳng ra “Vương,” mà “Hầu” cũng chẳng ra “Hầu” vậy.

Ý nghĩa nghiêm cẩn của Kinh Xuân Thu thật là sâu sắc!

CHÚ THÍCH:

1. Ẩn Công: Tên là Cô Tức, con của Lỗ Huệ Công, do thứ phi Thanh Tử sinh ra. Ẩn là tên thuỵ đặt sau khi qua đời.

2. Năm đầu: Là nói năm thứ nhất của Ẩn Công.

3. Trong khi biên dịch có tham khảo ở một bản dịch Nôm: Xuân Thu đại toàn tiết yếu diễn nghĩa t t t ì í i Ẫ tập sách tuyển chọn rồi dịch ra chữ Nôm những câu tiêu biểu của Kinh Xuân Thu cùng những lời bàn của Tả truyện, Cốc Lương..., đem khắc in, nhưng đáng tiếc tập sách không ghi tên người soạn cũng như năm khắc in. Trong bản dịch lần này, đôi chỗ nêu ra cách dịch của khảo, và xin gọi tắt là Bản dịch Nôm dịch.

sách đó để bạn đọc tham

Câu mở đầu này Bản dịch Nôm dịch: “Mùa xuân chính sóc nhà vua.” Trong bài dịch: “Mùa xuân tháng Giêng của vua nhà Chư” là theo lịch nhà Chu. Lịch nhà Hạ lấy tháng Giêng (Âm lịch) làm tháng đầu năm, nhà Chu lấy tháng 11 làm tháng đầu năm, như vậy chênh nhau 2 tháng. Đây nói “Xuân Vương chính nguyệt” là nói lịch nhà Chu, tức là tháng 2 Âm lịch. Xem thêm mục thứ 16 (Ẩn Công) và mục thứ 83 (Hoàn Công).

4. Tả truyện: Tức là Truyện Xuân Thu của Tả Khâu Minh. Tả Khâu Minh làm quan thái sử nước Lỗ, sống đồng thời với Khổng Tử, khi Khổng Tử san đính xong bộ Xuân Thu, Tả Khâu Minh chú giải và giải thích cho bộ kinh này. Người ta gọi sách của ông là Tả Thị Xuân Thu, còn gọi là Tả truyện. Trong bài này, Ngô Thì Nhậm chỉ trích câu cần bàn tới.

5. Công Dương: Tức Công Dương Cao, một văn thần sống vào cuối đời nhà Chu, soạn Công Dương truyện nói rõ ý của Kinh Xuân Thu. Trong bài này, Ngô Thì Nhậm chỉ trích câu cần bàn tới.

6. Cốc Lương: Tức Cốc Lương Xích, người nước Tần, sống vào đời Chiến Quốc, soạn Cốc Lương truyện bình giải Kinh Xuân Thu. Trong bài này, Ngô Thì Nhậm chỉ trích câu cần bàn tới.

7. Vua Nghiêu ở ngôi được 70 năm, thấy Thuấn là là người hiền, nên nhường ngôi cho. Mặc dù Thuấn đã lên ngôi, thực thi các chính sách của mình, tuần thú bốn phương, tiếp kiến các nước chư hầu.., nhưng vua Nghiêu vẫn còn sống, thì thực tế, thiên hạ vẫn là thiên hạ của Nghiêu.

8. Khi Chu Vũ Vương mất, con là Thành Vương còn nhỏ, chú ruột Thành Vương là Chu Công Đán quyền nhiếp ngôi vua thay cháu. Tuy vậy, về danh nghĩa, thiên hạ vẫn là của Thành Vương.

9. Tứ nhạc: Một chức quan cai quản các nước chư hầu bốn phương của Nghiêu, Thuấn.

10. Tức là nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, chủ yếu thuộc vùng Hồ Nam, Hồ Bắc ngày nay.

11. Tên một ấp của nước Ngô thời Xuân Thu, sau Quí Trát được phong ở đó, nay thuộc huyện Vũ Tiến, tỉnh Giang Tô.

12. Quỹ: Tên của Lỗ Hoàn Công, em Ẩn Công

13. Trọng Tử: Con gái Tống Vũ Công, lấy Lỗ Huệ Công được phong làm nguyên phi, sinh ra Hoàn Công, Hoàn Công khi ấy còn nhỏ, cho nên Ẩn Công quyền nhiếp ngôi vua.

nước Lỗ.

14. Sưu Cừu: Thuộc huyện Lương Phủ, gần núi Thái Sơn là một ấp của

15. Khi Ấn Công đi tế thần Chung Vu, trọ ở nhà Vũ Thị, bị Vũ Phủ sai

giặc giết, rồi Hoàn Công nối ngôi.

三月,公及邾儀父盟于蔑。

左傳曰:儀父貴之也。

公羊:褒之也。曷褒之?漸進也。

穀梁:不日渝盟也。

管見: 字儀父者,甚隱公也。魯之附庸也,而公亟與之

盟。蓋其意有歉於攝桓,懼外諸侯之不已與也。

當時諸侯之稍有望者,宋齊鄭三國而已。宋爵上公,鄭為

卿士,齊號東州小伯。公欲求所以定位也,而未有其機,故借

« TrướcTiếp tục »