Hình ảnh trang
PDF
ePub

khái chi thực dã. Thị dịch dã, chinh phạt tự Thiên tử xuất, kỳ sự thậm mỹ, kỳ danh thậm chính, nhi kỳ tình tắc thậm bội, kỳ thực tắc thậm sơ. Cố viết Hoàn Vương chi chí, khí ngự chi, bất khả dĩ vi thiên lại thảo tội. Nhược quả như khải chi chinh hỗ, Thành Vương chi phạt Yêm, lục khanh vân tập, chư hầu cảnh tòng, Kinh tất thư: “Thiên vương dĩ Sái Hầu Vệ Hầu Trần Hầu phạt Trịnh.” kỳ thư tam quốc nhân chi, nhi Vương bất xứng thiên, tòng chi vân giả, Vương hành nhi cô tòng chi dã, tắc kỳ khí nỗi dĩ thủ bại khả tri. Nhiên nhi một bất ngôn chiến, huý bất thư bại, bất dư Vương chi địch Trịnh dã, bất hứa Trịnh chi bại Vương dã.

Thánh nhân phù kiền cương ư ký truỵ, lập thiên trụ ư tương khuynh, Xuân Thu sở vi tác dã. Nhược phù Trịnh Bá bất thần, trí Vương tự tương tội bất dung tru, bất đãi biếm tuyệt, nhi nghĩa tự kiến. Hựu án Trần Thị vị: Xuân Thu chi pháp, hữu Thiên tử tại, tắc chư hầu xứng nhân. Tước giả Thiên tử sở dư, chư hầu bất năng tá Vương định quốc, tắc biếm nhi nhân chi. Lễ hữu quân tiền thần danh, Thiên tử tại tắc nhân chư hầu, Xuân Thu an hữu thử pháp.

[Kinh văn]: Mùa thu, người nước Sái, người nước Vệ, người nước Trần theo vua nhà Chu đi đánh nước Trịnh.

Tả truyện: Vua nhà Chu tước đoạt quyền chính của Trịnh Bá, Trịnh Bá không đến chầu. Vua nhà Chu đem quân chư hầu đến đánh nước Trịnh. Hai bên đánh nhau ở đất Nhu Cát. Quân vua nhà Chu thua to. Chúc Nhiệm bắn trúng vào vai vua nhà Chu

dưỡng khí, cho rằng

Quản kiến: Mạnh Tử bàn về việc khéo hàm khí là cái dễ điều khiển được mình, cho nên hàm dưỡng rất khó. Vua Hoàn Vương nhà Chu đi đánh Trịnh là do bị khí sai khiến. Hoàn Vương là cháu Bình Vương, cha là Hồ làm con tin ở Trịnh. Khi Bình Vương mất, Trịnh Trang để cho Hồ về, chưa kịp lên ngôi thì chết. Đấy là điều tức khí thứ nhất. Khi Hoàn Vương lên ngôi, ghét Trịnh chuyên quyền, định lấy lại chức Khanh sĩ của Trịnh Trang ban cho Nguy Công. Trịnh Trang oán vua Chu, sai Sái Định đem quân gặt lúa ở đất Ôn và đất Thành Chu. Đấy là điều tức khí thứ hai. Năm thứ ba Trịnh Trang đến chầu, vua Chu có ý khinh thường. Trịnh Trang về liền giả thác lệnh vua, hội họp Tề, Lỗ đánh Tống. Đó là điều tức khí thứ ba. Sau khi đánh Tống, Trịnh càng kiêu

căng, vua Chu liền cho Nguy Công làm Hữu khanh sĩ, Trịnh bèn không đến chầu nữa. Đó là điều tức khí thứ tư.

Vua nhà Chu bị Trịnh Trang chọc tức nhiều lần, Trịnh Trang tuy bản tính tiểu nhân, nhưng khi gặp người nói đến nghĩa lý cũng muốn giả bộ làm người quân tử. Như việc thề không nhận mẹ là Tuyên Khương ở Thành Dĩnh, sau bị Dĩnh Khảo Thúc thuyết phục liền đào đường hầm để gặp mẹ. Khi đem quân vào Hứa, Hứa Trang Công chạy sang Vệ, bị Đại phu nước Hứa là Bách Lý khuyên can, liền cho Hứa Thúc ở phía đông nước Hứa.

Xem các việc trên, thì thấy rằng Trịnh Trang ham danh sợ nghĩa nhưng vẫn còn một chút sáng suốt. Nếu như Hoàn Vương có kiến thức của kẻ anh hùng, thì phải lấy lẽ phải để ngăn ngừa cái khí nóng nẩy. Khi ấy các nước thoán nghịch như Tống, Lỗ, tự lập làm vua, không xin mệnh lệnh, chư hầu không có ai đứng ra đánh kẻ có tội, thì tài trí của Trịnh Trang vẫn có chỗ có thể thi thố được. Nếu Hoàn Vương đem nghĩa lý giảng giải, khiến Trịnh vâng mệnh hội họp với chư hầu, đánh kẻ thoán nghịch, dựng lại kỷ cương nhà Chu, giúp đỡ nước nhỏ yếu, làm sáng tỏ pháp độ vương triều, biết đâu chẳng răm rắp tuân theo mệnh lệnh, đổi tính tiểu nhân thành ra quân tử, há lại không được một bầy tôi đắc lực đi đánh dẹp, đâu đến nỗi để cho Tề Hy Công lợi dụng và Trịnh quay ra trở mặt với nhà Chu? Trái lại, Hoàn Vương không biết cách ấy, tích tụ những điều giận nhỏ, khi không nhịn nổi, liền dùng đến binh đao, có lẽ xét đến sự thế đương thời, cân nhắc giữa người và mình, khư khư giữ lấy đất Giản, đất Lạc cỏn con như cái giải cờ. Khi Thiên vương đem quân đi đánh, thì chư hầu sẽ thấy sự được thua thế nào mà theo hay bỏ. Thiên vương dẫu có biết việc binh, nhưng đâu phải là địch thủ của Trịnh Trang? Thân Thiền tử quý giá sao lại có thể tự làm tướng để tranh giành được thua? Hoàn Vương tự cho rằng, đã kết thân với Tề, Lỗ thì Trịnh không có cứu viện, lại đã có Sái, Vệ, Trần đi theo, há không đánh nổi Trịnh hay sao? Nhưng không biết rằng, từ khi Tề và Vệ họp với nhau ở đất Bồ, thì Vệ đã theo Tề rồi, tất nhiên không hết lòng vì nhà vua nữa.

Trần Đà mới lên ngôi, người trong nước chưa quy phục, há có thể chống nổi nước Trịnh ư? Việc vây nước Đới, hai nước Sái và Vệ đã bất hoà với nhau, hai nước cùng làm một việc nhưng không đồng lòng, Trịnh

Trang lại đem quân đi đánh, thế thì Sái mất về tay Trịnh đã rõ rồi. Vậy Sái theo Thiên vương đánh Trịnh, chỉ là miễn cưỡng đi theo, chứ không phải thật lòng đánh giặc cho vua.

Lần này việc đánh dẹp, do Thiên tử ra lệnh, về hình thức thì thật tốt, về danh nghĩa thì chính đáng, nhưng tình thì sai trái mà mưu lược lại hớ hênh. Cho nên có thể nói rằng, Chu Hoàn Vương bị cái khí sai khiến cái chí của mình, nên không thể làm sứ giả của trời đi đánh kẻ có tội. Nếu Hoàn Vương được như Hạ Khải đi đánh nước Hỗ, Chu Thành Vương đi đánh nước Yêm, sáu quan khanh... đều hết lòng, chư hầu đều theo, thì Kinh văn tất chép là: “Thiên vương đem Sái Hầu, Vệ Hầu, Trần Hầu đánh Trịnh.” Nay Kinh văn chép ba nước trên là “người” còn vua thì không gọi là “Thiên vương” Ở trên chép chữ “theo” là tỏ ý vua đi đánh Trịnh, mấy nước kia đành phải đi theo, cho nên nhuệ khí đã nhụt, thua là lẽ tất nhiên. Nhưng Kinh văn không nói vua nhà Chu đại bại, tỏ ý không muốn cho Thiên vương đi đánh Trịnh, và cũng không cho phép Trịnh đánh bại Thiên vương.

Thánh nhân dựng lại kỷ cương khi đã đổ, đỡ cột trời lúc đắp nghiêng, Kinh Xuân Thu sở dĩ ra đời là vì lẽ đó. Còn như Trịnh Bá không giữ đạo bề tôi, để nhà vua phải tự làm tướng đi đánh, tội thật đáng trị, không cần phải chê trách mà nghĩa đã tự lộ ra. Lại xét lời bàn của họ Trần rằng: Lệ của Kinh Xuân Thu là khi có Thiên tử, thì chư hầu gọi là “người.” Tước vị là do Thiên tử ban cho, chư hầu không biết giúp vua giữ nước, thì chê mà gọi là “người.” Theo lễ thì trước mặt vua, bầy tôi xưng tên, vì vậy có Thiên tử ở đó thì chư hầu gọi là “người,” Kinh Xuân Thu làm gì có lệ ấy.

CHÚ THÍCH:

1. Bản dịch Nôm dịch: “Vua Thiên vương cướp lấy quyền quan Trịnh Bá làm việc chính trong Vương triều, quan Trịnh Bá chẳng vào triều. Vua Hoàn Vương lấy quân nước chư hầu đi đánh nước Trịnh. Quân vua Hoàn Vương cả mất. Ngài Chúc Nhiệm bắn vua Hoàn Vương tin vai.”

2. Hạ Khải: Là vua nhà Hạ, con vua Vũ.

3. Sáu quan khanh: Thiên tử có 6 đội quân (lục quân) lục khanh tức là 6 quan khanh chỉ huy 6 đội quân.

大雩。

左傳:書不時也。

公羊:早祭也,何以書?記災也。

管見:天地之理,莫大乎陰陽,陰陽之義,莫辨乎幽明。 然不曰陽陰,而曰陰陽,不曰明幽,而曰幽明。陰幽者鬼神之 府,陽明者人物之宅,不以人物之昭昭,掩鬼神之寞也。傳 曰:鬼神之為德,其至矣乎。又曰:祭則受福。德者神,而福者 人。明乎神之德,而裕乎人之福者祭也。慢神以祭,猶弗祭 也。祭而弗恭,神弗福也。魯之郊、禘、大雩,弗恭甚矣。天 子之禮,而諸侯用之。魯可享天而格神乎。夫子所以不滿乎 魯也。常祀不書,此因早而書,是必於四月龍見已雩,及秋早 甚乃大雩焉。既偺天子,又瀆天神。

卲子曰:春秋由性命而發言,性命之理,於是乎在。子欲

無言,後世何述哉。有國家者,明知乎此,則可以弗畔於禮矣。

Đại Vu.

Tả truyện: Thư bất thời đã.

Công Dương: Tảo tế dã, hà dĩ thư? Ký tại dã.

Quản kiến: Thiên địa chi lý, mạc đại hồ âm dương, âm dương chi nghĩa, mạc biện hồ u minh. Nhiên bất viết dương âm, nhi viết âm dương, bất viết minh u, nhi viết u minh. Âm u giả quỷ thần chi phủ, dương minh giả nhân vật chi trạch, bất dĩ nhân vật chi chiêu chiêu, yểm quỷ thần chi mịch mịch dã. Truyện viết: Quỷ thần chi vi đức, kỳ chí kỹ hồ. Hựu viết: Tế tắc thụ phúc. Đức giả thần, nhi phúc giả nhân. Minh hồ thần chi đức, nhi dụ hồ nhân chi phúc giả tế dã. Mạn thần dĩ tế, do phất tế dã. Tế nhi phất

cung, thần phất phúc dã. Lỗ chi Giao, Đế, Đại Vu, phất cung thậm kỹ. Thiên tử chi lễ, nhi chư hầu dụng chi. Lỗ khả hưởng thiên nhi cách thần hồ. Phu tử sở dĩ bất mãn hồ Lỗ dã. Thường tự bất thư, thử nhân tảo nhi thư, thị tất ư tứ nguyệt long kiến dĩ Vu, cập thu tảo thậm nãi Đại Vu yên. Ký thế Thiên tử, hựu độc thiên thần.

Thiệu tử viết: Xuân Thu do tính mệnh nhi phát ngôn, tính mệnh chi lý, ư thị hồ tại. Tử dục vô ngôn, hậu thế hà thuật tai. Hữu quốc gia giả, minh tri hồ thử, tắc khả dĩ phất bạn ư lễ hỹ.

[Kinh văn]: Tế cầu mưa.

Tả truyện: Việc này chép ra là vì tế không đúng thời.

Công Dương: Tế sớm vậy, sao phải chép? Vì để ghi lại có tai biến.

Quản kiến: Sự lý của trời đất, không gì lớn hơn âm dương, về nghĩa âm dương không gì phân biệt bằng u minh (sáng tối). Nhưng không nói dương âm mà lại nói âm dương; không nói minh u, mà lại nói u minh. Âm u là nơi ở của quỷ thần, dương minh là chốn ở của người và vật, không thể lấp cái sáng rõ của con người và muôn vật để che lấp cái âm u của quỷ thần. Tả truyện nói: “Đức của quỷ thần là rất mực!” Lại nói: “Tế thì được hưởng phúc.” Đức là của thần, mà phúc là của người. Làm tỏ cái đức của thần và làm thịnh vượng cái phúc của người là việc tế tự. Nếu tế tự mà khinh nhờn, thì cũng như không tế. Tế mà không cung kính thì thần chẳng ban phúc cho. Nước Lỗ tế “Giao” tế “Đế,” tế “Đại Vu,” thì quả bất kính. Đó toàn là lễ tế của Thiên tử, mà nước chư hầu lại tiếm dùng. Lỗ làm sao có thể hưởng phúc trời mà tế tự quỷ thần. Khổng Tử rất không bằng lòng với nước Lỗ về điều đó. Mọi việc tế tự thông thường, Kinh văn không chép, lần này vì tế sớm nên chép. Phải là vào tháng tư khi sao Long xuất hiện sẽ tế Vu, so với mùa thu thì lại quá sớm mà đã tế Đại Vu. Thế là Lỗ đã tiếm lễ Thiên tử rồi lại khinh mạn cả quỷ thần nữa.

(4)

Thiệu Tử nói rằng: Kinh Xuân Thu vì “tính và mệnh” mà làm ra. Những điều nói về “tính và mệnh” đều ở cả trong đó. Khổng Tử không nói ra, thì đời sau ai biết mà thuật lại được. Người làm vua biết rõ điều ấy thì có thể không trái với lễ.

« TrướcTiếp tục »