Hình ảnh trang
PDF
ePub

CHÚ THÍCH:

1. Tế cầu mưa (Đại vu), Thiên tử đến đàn Nam Giao, tạ tội, tự trách lỗi lầm của mình để xin trời đất cảm thông ban cho mưa thuận gió hoà. (Lễ tế này giành riêng cho Thiên tử).

Bản dịch Nôm dịch: “Dùng thịnh nhạc tế cầu vũ chưng đức Thượng Đế.” 2. Bản dịch Nôm dịch: “Trong Kinh Lễ ghi Đại Vu là chi? Rằng chẳng phải thời vậy.”

3. Tế Giao và tế Đế: Là lễ tế giành riêng cho Thiên tử, chư hầu không được dùng lễ tế đó.

4. Tả truyện nói: Sao long xuất hiện thì tế Vu. Theo luật lệ ngày xưa, hàng năm vào tháng 4 sao Long xuất hiện ở phương đông thì lấy tháng đó để tế Thượng đế ngũ phương.

螽。

公羊:記災也。

管見:旱蝗荐至,民有菜色,故謹而書之,聖人憂民之意也。

Chung.

Công Dương: Ký tại dã.

Quản kiến: Hạn hoàng tiến chí, dân hữu thái sắc, cố cẩn nhi thư

chi, Thánh nhân ưu dân chi ý dã.

[Kinh văn]: Nạn châu chấu.

Công Dương: Ghi về thiên tai vậy.

Quản kiến: Đại hạn rồi lại hoàng trùng, dân chúng đói kém, cho nên chép một cách cẩn thận. Đó là Thánh nhân có lòng lo lắng đến dân.

冬,州公如曹。

左傳:淳于公如曹,度其國危,遂不復。

公羊:過我也。

管見:按圖志,州國在荆州府監利縣。又云山東萊州府

高密縣,東北廢淳于縣,亦古州國,左氏謂州公,為淳于公。

程子謂州公常為王三公。胡氏取之。氏謂州,必畿內之地,與

祭公同,皆無確定。

愚意春秋時自有州國,蓋微乎微也,其在荆州,或在山 東,世遠跡湮,不可得而詳。若謂州公入為王三公,經傳無聞 焉,似不敢信。若謂州本爵公,則周乘殷而賓宋,故得稱公。 陳、杞亦止稱侯,州何得稱公。果度其國危,而不復,則此國 見併於何國?總不可曉。或者周州同音,如味蔑之類,經文 問有如此。

聖人惡王臣,而樹外交,故於周公如曹,特謹書之,與 蔡伯來同意。但諸儒皆以州公為失國,竊疑其事,輒敢志之, 以俟後之博洽者。

Đông, Châu Công như Tào.

Tả truyện: Thuần Vu Công như Tào, độ kỳ quốc nguy, toại bất phục.

Công Dương: Quá ngã dã.

Quản kiến: Án Đồ chí, Châu quốc tại Kinh Châu phủ Giám Lợi huyện. Hựu vân Sơn Đông Lai Châu phủ Cao Mật huyện, đông bắc phế Thuần Vu huyện, diệc cổ Châu quốc, Tả Thị vị Châu Công, vi Thuần Vu Công. Trình Tử vị Châu Công thường vi Vương Tam công. Hồ Thị thủ chi. Thị vị Châu, tất kỳ nội chi địa, dữ Sái Cộng đồng, giai vô xác định.

Ngu ý Xuân Thu thời tự hữu Châu quốc, cái vi hồ vi dã, kỳ tại Kinh Châu, hoặc tại Sơn Đông, thế viễn tích yên, bất khả đắc nhi tường. Nhược vị Châu Công nhập vi Vương Tam công, Kinh Truyện vô văn yên, tự bất cảm tín. Nhược vị châu bản tước công, tắc Chu thừa Ân nhi tân Tống, cố đắc xưng Công. Trần, Kỷ diệc chỉ xưng hầu, Châu hà đắc xưng Công. Quả đạc kỳ quốc nguy, nhi bất phục, tắc thử quốc kiến tính ư hà quốc? Tổng bất khả hiểu. Hoặc giả chu châu đồng âm, như muội miệt chi loại, kinh văn gian hữu như thử.

Thánh nhân ố vương thần, nhi thụ ngoại giao, cố ư Chu Công như Tào, đặc cẩn thư chi, dĩ Sái Bá lại đồng ý. Đãn chư nho giai dĩ Châu Công vi thất quốc, thiết nghi kỳ sự, triếp cảm chí chi, dĩ sĩ hậu chi bác hiệp giả.

[Kinh văn]: Mùa đông, quan Châu Công sang nước Tào.

Tả truyện: Thuần Vu Công sang nước Tào đoán biết nước mình sắp nguy cho nên không quay trở về.

[ocr errors]

Công Dương: Vì đi qua nước Lỗ ta, nên Kinh văn chép.

Quản kiến: Xét các sách đồ chí, nước Châu ở vào phủ Kinh Châu huyện Giám Lợi. Lại có sách nói: Ở đông bắc huyện Cao Mật, Phủ Lai Châu, tỉnh Sơn Đông có huyện Thuần Vu đã bị bỏ, cũng là nước Châu thời cổ. Họ Tả cho rằng, Châu Công là Thuần Vu Công. Trình Tử cho là Châu Công từng làm chức Tam công nhà Chu. Họ Hồ cho nghĩa này là đúng. Họ Trương lại nói nước Châu tất là đất trong vương kỳ, cũng như Sái Công. Các thuyết đó đều không xác định được.

(1)

[ocr errors]

Theo tôi, đời Xuân Thu chắc có nước Châu, có lẽ là nước bé nhỏ ở Kinh Châu hay Sơn Đông, lâu quá rồi vết tích đã mất, không thể xác định rõ. Còn thuyết nói Châu Công giữ chức Tam công nhà Chu, thì không nghe nói trong Kinh, Truyện, nên không thể tin được. Lại có thuyết nói nước Châu vốn là tước Công, nhưng xét nhà Chu thay nhà Ân đãi nước Tống (con cháu nhà Ân) theo lễ đãi tân khách, cho nên, Tống mới được phong tước Công. Còn Trần và Kỷ chỉ phong Hầu, vậy nước Châu vì lý do gì mà được phong tước Công. Nếu Châu Công biết là nước sắp nguy cho nên đi không trở về, vậy thì nước đó bị nước nào thôn tính? Điều đó cũng không thể biết. Có lẽ chữ “Châu” chữ “Chu” đồng âm, cũng như chữ “muội” chữ “miệt” trong Kinh văn thỉnh thoảng có chỗ như thế.

(2)

Thánh nhân ghét kẻ làm bề tôi của Thiên tử mà đi kết giao với bên ngoài, cho nên việc Châu Công sang Tào được chép cẩn thận, cùng một ý với việc chép Sái Bá đến. Nhưng các bậc Tiên nho đều cho rằng Châu Công mất nước, về phần tôi lấy làm ngờ về việc này, dám xin bầy tỏ ra đây để đợi các bậc học giả uyên bác sau này xét định.

CHÚ THÍCH:

1. Tam công: Là ba chức quan cao cấp của nhà Chu gồm: Thái sư, Thái phó và Thái bảo.

2. Nước Trần: Khi nhà Chu lên ngôi Thiên tử, phong cho con cháu vua Thuấn ở nước Trần.

3. Nước Kỷ: Nhà Chu phong con cháu nhà Hạ ở đất Kỷ.

[桓公]六年

春,正月,寔來。

左傳:自曹來朝,書曰寔來,不復其國也。

公羊:寔來者,是人來也。

穀梁:何謂寔來?謂州公也。

管見:三傳皆謂寔為州公,不言其名。胡氏謂寔者州公

名也。蓋求之不得其義,故証以寓公之禮,而傳會之。

竊謂州公如果失國出奔,冬走曹,春走魯,何其依人之 乍忽?前曰州公,後乃曰寔,何其經旨之間斷!且聖人垂訓, 立義明白,信則傳信,疑則傳疑,何嘗有此暗影文字。意者 寔字上有脱文,闕之可也。

[HOÀN CÔNG] LỤC NIÊN

Xuân, chính nguyệt, Thực lại.

Tả truyện: Tự Tào lại triều, thư viết Thực lai, bất phục kỳ quốc đã.

Công Dương: Thực lai giả, thị nhân lai dã.

Cốc Lương: Hà vị Thực lai? Vị Châu Công dã.

Quản kiến: Tam truyện giai vị Thực vi Châu Công, bất ngôn kỳ danh. Hồ Thị vị Thực giả Châu Công danh dã. Cái cầu chi bất đắc kỳ nghĩa, cố chứng dĩ ngụ công chi lễ, nhi truyền hội chi.

Thiết vị Châu Công như quả thất quốc xuất bôn, đông tẩu Tào, xuân tẩu Lỗ, hà kỳ y nhân chi sạ hốt? Tiền viết Châu Công, hậu nãi viết Thực, hà kỳ Kinh chỉ chi gian đoạn! Tả Thánh nhân thuỳ huấn, lập nghĩa minh bạch, tín tắc truyền tín, nghi tắc truyền nghi, hà thường hữu thử ám ảnh văn tự. Ý giả Thực tự thượng hữu thoát văn, khuyết chi khủ dã.

[HOÀN CÔNG] NĂM THỨ SÁU

[Kinh văn]: Mùa xuân tháng Giêng, Thực đến.

Tả truyện: Từ khi nước Tào đến chầu, chép rằng Thực đến, là nói không trở về nước cũ nữa.

Công Dương: Chép Thực đến là nói người ấy đến.

Cốc Lương: Sao lại bảo Thực đến? Tức là bảo Châu Công.

Quản kiến: Tam truyện (Tả truyện, Công Dương, Cốc Lương) đều nói Thực tức là Châu Công mà không nói tên. Họ Hồ nói: “Thực tức là tên của Châu Công.” Có lẽ không tìm được nghĩa đích xác, cho nên lấy cái lễ Ngụ Công khiên cưỡng ghép vào để chứng minh cho việc đó.

Tôi trộm nghĩ, nếu Châu Công quả là mất nước phải chạy ra ngoài, mùa đông chạy sang Tào, mùa xuân chạy sang Lỗ, sao lại thay đổi chỗ nương tựa luôn vậy? Trước chép là “Châu Công,” đây lại chép là “Thực,” có lẽ nào ý chỉ của Kinh văn lại thay đổi luôn như thế! Hơn nữa Thánh nhân đưa ra lời giáo huấn, nghĩa rất minh bạch, tin thì bảo tin, ngờ thì bảo ngờ, không khi nào lại dùng lối văn mập mờ. Ngờ rằng trên chữ “Thực” có đoạn văn bị mất, nay để khuyết nghi là đúng.

CHÚ THÍCH:

1. “Người ấy” là chỉ Chậu Công, có ý coi thường, không coi là vua chư hầu đến thăm.

2. Ngụ Công: Vua chư hầu mất nước, phải đi ở nhờ gọi là ngụ Công. Theo lễ vua chư hầu khi sống không gọi tên. Họ Hồ cho rằng vì Châu Công đã mất

nước phải đi ở nhờ, cho nên Kinh văn không coi là vua mà gọi tên ra.

夏,四月,公會紀侯于郕

左傳:會于郕,紀來諮謀齊難也。

管見:此紀侯會魯之始。按程子謂:杞當作紀,蓋見莊二

十七年,書杞侯來朝,故凡經稱杞侯,皆目為紀。

然杞、宋二王之後,其國得用夏殷之禮,以其先,豈 有宋爵公,而杞爵伯。其稱伯者,意如滕子之子,然則杞侯為

« TrướcTiếp tục »