Hình ảnh trang
PDF
ePub

đánh dẹp không còn nằm trong tay Thiên tử, mà rơi vào tay các nước chư hầu mạnh, khiến cho nước nhỏ chạy vạy cầu cứu lung tung, mà vẫn không yên thân, đó là trách nhiệm của Thiên tử nhà Chu.

Than ôi! Dùng người có đức, phạt kẻ có tội là chính sự của bậc vương giả ban hành tới các chư hầu ở nhà Minh đường để dựng kỷ cương, nhưng vua nhà Chu lại khen thưởng kẻ thoán nghịch, tự làm hỏng phép tắc, khiến cho các nước chư hầu không còn tin vào chính sự của nhà Chu. Cho nên, năm ấy Kinh văn chép thiếu hai mùa thu, đông, giống như năm thứ tư quan Chủng tể tên là Cử đến thăm nước Lỗ. Đó là dụng ý sâu xa của Thánh nhân vậy.

CHÚ THÍCH:

1. Minh đường: Là nhà để ban bố tỏ rõ chính giáo. Xưa việc thờ thượng đế cúng tổ tiên, các nước chư hầu đến, nuôi dưỡng người già, tôn quý hiền sĩ, và tất

cả những việc có liên quan điển lễ đều tiến hành ở nhà Minh đường.

[桓公]八年

春,正月己卯,烝。

公羊:譏亟也,亟則瀆,瀆則不敬,

穀梁:烝冬事春興之,志不時也。

管見:周正建子,以十一月為正月。而建寅之月曰正歲, 以月數則三月也。此正月蓋仲冬月正合,周官大司馬,仲冬享 烝之禮。周制改不改時,故曰烝以仲冬。春秋書正月烝,則

改月之驗也。

春秋之春,非周官之春,乃夫子以春冠正,所謂行夏之

時。穀梁不明此義,乃曰春興之,志不時也。此非為不時,為

下文再烝豈見。胡専得之矣。

[HOÀN CÔNG] BÁT NIÊN

Xuân, chính nguyệt Kỷ Mão, Chưng.

Công Dương: Ky Cức dã, Cức tắc độc, độc tắc bất kính.

Cốc Lương: Chưng đông sự xuân hưng chi, chí bất thời dã.

Quản kiến: Chu chính Kiến Tý, dĩ thập nhất nguyệt vi chính nguyệt. Nhi Kiến Dần chi nguyệt viết Chính tuế, dĩ nguyệt số tắc tam nguyệt dã. Thử chính nguyệt cái Trọng đông nguyệt chính hợp, Chu quan Đại tư mã, Trọng đông hưởng Chưng chi lễ. Chu chế cải nguyệt bất cải thời, cố viết Chưng dĩ Trọng đông. Xuân thu thư chính nguyệt Chưng, tắc cải nguyệt chi nghiệm dã.

Xuân Thu chi xuân, phi Chu quan chi xuân, nãi Phu tử dĩ xuân quan chính, sở vị hành Hạ chi thời. Cốc Lương bất minh thử nghĩa, nãi viết xuân hưng chi, chí bất thời dã. Thử phi vi bất thời, vi Hạ văn tái Chưng khởi kiến. Hồ truyện đắc chi hỹ.

[HOÀN CÔNG] NĂM THỨ TÁM

[Kinh văn]: Mùa xuân, tháng Giêng, ngày Kỷ Mão, tế Chưng

(1)

Công Dương: Chế việc luôn luôn tế tự, luôn luôn tế thì nhàm, nhàm thì không kính.

Cốc Lương: Tế Chưng là tế về mùa đông, nay tế về mùa xuân. Ghi chép việc này là vì tế không đúng thời.

Quản kiến: Lịch nhà Chu tháng Giêng là tháng Kiến Tý, lấy tháng 11 của lịch nhà Hạ làm tháng Giêng. Còn tháng Kiến Dần gọi là tháng Chính tuế (tháng Giêng), vài tháng sau tức là tháng 3. Tháng Giêng này là hợp với tiết Trọng đông. Quan Đại tư mã nhà Chu làm lễ tế Chưng vào tháng Trọng đông. Chế độ nhà Chu đổi tháng, nhưng không đổi mùa, cho nên nói tháng Trọng đông tế Chưng. Kinh Xuân Thu chép “Mùa xuân tháng Giêng tế Chưng” tức là để đổi tháng.

Mùa xuân ở Kinh Xuân Thu không phải mùa xuân ở sách Chu Quan vì Khổng Tử đem chữ “xuân” lên trên chữ “chính,” tức là theo lịch nhà Hạ. Cốc Lương không rõ nghĩa này lại nói: Mùa xuân tế Chưng, ghi không đúng thời. Đây đâu phải không đúng thời, mà chỉ để nêu rõ việc tế Chưng lần nữa ở đoạn sau. Hồ truyện bàn nghĩa này rất đúng.

(2)

CHÚ THÍCH:

1. Tế Chưng: Là tên một loại tế lễ. Xưa kia tế mùa xuân gọi là tế Thược, mùa hè gọi là tế Đế, mùa thu gọi là tế Thương, và mùa đông gọi là tế Chưng.

2. Xuân Thu tập chú, Hồ truyện đại toàn nói: Kinh Xuân Thu dùng Chu chính (tháng Kiến Tý) ghi việc nước Lỗ, đây không phải chép vì tế không đúng thời mà vì sau lại tế Chưng lần nữa, trở thành nhàm, cho nên chép.

天王使家父來聘。

杜氏曰:天子大夫,家氏父字。

管見:此無貶乎?曰春秋因心以見事,緣情以立義。心有可 諒而於事則非,情有可原而於義則。聖人立文褒貶,不以事 沒其心,不以義滅其情,中和之極也。故齊侯盟楚大夫特無 貶。紀侯來朝天王使家父來聘,皆薄責焉。其為薄責何也?紀 朝魯請王命以求成於齊。公告不能,而為王謀婚於紀,將假王 后之重,以邀齊人之成。其所以為紀謀者,亦為王行扶弱抑強之 義。於是使家父來聘,議昏事也。

是冬祭公來逆王后于紀。十三年,公會紀侯、鄭伯,敗齊 師。十七年,公會齊侯、紀侯盟于黄。齊未能得志於紀,而紀 尚得延一線之緒,至十七年,然後去國,不可謂非邀寵於王 之力。而王為魯故婚紀,將合謀以舒其難,其不嫌魯之篡逆為 可責,而不棄紀之小弱為可恕。原情議過,故於家父來聘,從 末減焉。詳上下文,凡周之交魯,皆有其事。五年秋伐鄭,夏 仍叔之子來聘。及是年來聘逆后,事在春冬之間。學者詳細 認,庶於經旨,去不甚遠。

胡氏引虞舜賡歌為斷謂春秋責相之意,其然不其然

乎,輒述愚見以談經者正之。

Thiên vương sử Gia Phủ lai sinh.

Đỗ Thị viết: Thiên tử Đại phu, Gia Thị Phủ tự.

Quản kiến: Thử vô biếm hồ? Viết Xuân Thu nhân tâm dĩ kiến sự, duyên tình dĩ lập nghĩa. Tâm hữu khả lượng nhi ư sự tắc phi, tình hữu khả nguyên nhi ư nghĩa tắc suyễn. Thánh nhân lập văn bao biếm, bất dĩ sự một kỳ tâm, bất dĩ nghĩa diệt kỳ tình, trung hoà chi cực dã. Cố Tề Hầu minh Sở Đại phu đặc vô biếm. Kỷ Hầu lại triều Thiên vương sử Gia Phủ lai sinh, giai bạc trách yên. Kỳ vi bạc trách hà dã? Kỷ triều Lỗ thỉnh vương mệnh dĩ cầu thành ư Tề. Công cáo bất năng, nhi vị vương mưu hôn ư Kỷ, tương giả Vương hậu chi trọng, dĩ yêu Tề nhân chi thành. Kỳ sở dĩ vi Kỷ mưu giả, diệc vi vương hành phù nhược ức cường chi nghĩa. Ư thị sử Gia Phủ lại sính, nghị hôn sự dã.

Thị đông tế Công lai nghịch Vương hậu vu Kỷ. Thập tam niên, Công hội Kỷ Hầu, Trịnh Bá, bại Tề sư. Thập thất niên, Công hội Tề hầu, Kỷ Hầu minh vu Hoàng. Tề vị năng đắc chí ư Kỷ, Kỷ thượng đắc diên nhất tuyến chi tự, chí thập thất niên, nhiên hậu khứ quốc, bất khả vị phi yêu sủng ư Vương chi lực. Nhi Vương vi Lỗ cố hôn Kỷ, tương hợp mưu dĩ thư kỳ nan, kỳ bất hiềm Lỗ chi soán nghịch vi khả trách, nhi bất khí Kỷ chi tiểu nhược vi khả thứ. Nguyên tình nghị quá, cố ư Gia Phủ lai sinh, tòng mạt giảm yên. Tường thượng hạ văn, phàm Chu chi giao Lỗ, giai hữu kỳ sự. Ngũ niên thu phạt Trịnh, hạ Nhưng Thúc chi tử lai sinh. Cập thị niên lai sinh nghịch hậu, sự tại xuân đông chi gian. Học giả tường nghiên tế nhận, thứ ư Kinh chỉ, khứ bất thậm viễn.

Hồ Thị dẫn Ngu Thuấn canh ca vi đoán vị Xuân Thu trách tương chi ý, kỳ nhiên bất kỳ nhiên hồ, triếp thuật ngu kiến đĩ sĩ đàm Kinh giả chính chủ.

[Kinh văn]: Thiên vương sai Gia Phủ đến thăm hỏi.

Đỗ Thị nói: Gia Phủ là Đại phu của Thiên tử, họ Gia tên tự là Phủ.

Quản kiến: Việc này không có ý chê trách chăng? Kinh Xuân Thu dựa vào tâm để xem sự việc, căn cứ theo tình để lập nghĩa. Xét về tâm có thể tha thứ, nhưng đối với việc thì không được; đối với tình có thể tha thứ nhưng đối với nghĩa thì lại sai trái. Thánh nhân dùng ngòi bút để khen chê, không vì việc mà bỏ tấm lòng, không vì nghĩa mà làm mất tình, thật là trung hoà hết mực vậy. Cho nên, không chê trách Tề Hầu hội thề với

Đại phu nước Sở. Việc Kỷ Hầu đến chầu, Thiên vương sai Đại phu Gia Phủ đến thăm hỏi chỉ chê trách qua loa. Tại sao chỉ chê trách qua loa? Là vì Kỷ đến chầu Lỗ là nhờ Lỗ xin mệnh lệnh vua nhà Chu để cầu xin Tề cho hoà. Lỗ Hoàn Công nói là không thể giúp được, nhưng lại mưu tính việc hôn nhân cho vua nhà Chu với nước Kỷ, định mượn tiếng Vương hậu nhà Chu để xin Tề cho hoà. Vậy là việc lo cho nước Kỷ cũng là để thi hành cái nghĩa nâng đỡ kẻ yếu. Do đó Thiên vương sai Gia Phủ đến thăm nước Lỗ là để bàn về việc hôn nhân.

Mùa đông năm ấy Sái Công đến đón Vương hậu ở đất Kỷ. Năm thứ mười ba, Lỗ Hoàn Công hội họp với Kỷ Hầu, Trịnh Bá đánh bại quân Tề. Năm thứ mười bảy, Lỗ Hoàn Công hội họp với Tề Hầu, Kỷ Hầu và ăn thề ở đất Hoàng. Tề không thể diệt ngay được Kỷ, và nước Kỷ vẫn có thể kéo dài đến năm thứ mười bảy, sau đó Kỷ Hầu mới phải bỏ nước, đó cũng là nhờ sự giúp đỡ của vua nhà Chu. Nhưng vua nhà Chu nghe nước Lỗ thông gia với nước Kỷ đồng lòng mưu tính để làm trì hoãn cái nạn nước Kỷ, cho nên không ngại Lỗ Hoàn Công là kẻ thoán nghịch đáng chê trách, và không nỡ bỏ nước Kỷ nhỏ yếu đáng thương. Kinh văn lượng thứ về tình khi xét tội, cho nên khi Gia Phủ là Đại phu nhà Chu đến thăm nước Lỗ, chỉ chê trách qua loa. Xem kỹ đoạn văn cả trên lẫn dưới thì thấy mọi trường hợp vua nhà Chu giao thiệp với nước Lỗ đều quan trọng cả. Mùa thu năm thứ năm, đánh nước Trịnh, thì mùa hạ, con là Nhưng Thúc đến thăm Lỗ. Cũng năm này Gia Phủ đến thăm hỏi thì có việc đón Vương hậu vào khoảng giữa mùa xuân, mùa đông. Học giả phải nghiên cứu kỹ may ra mới có thể hiểu phần nào ý chỉ của Kinh

Xuân Thu.

Cách đó không xa, Hồ truyện dẫn việc Ngu Thuấn cùng với Cao Dao xướng hoạ để đoán định mà bảo rằng Kinh Xuân Thu chỉ có ý trách người cầm đầu, nhưng thật ra không phải vậy. Tôi xin trình bầy thiển kiến của mình, đợi các nhà nghiên cứu nghĩa lý Kinh Xuân Thu sửa lại cho đúng. CHÚ THÍCH:

1. Bản dịch Nôm dịch: “Vua Thiên vương khiển ngài Gia Phủ là quan Đại phu trong Vương triều lại làm lễ sinh chưng nước Lỗ.”

« TrướcTiếp tục »