Hình ảnh trang
PDF
ePub

Đột quy vu Trịnh.

Công Dương: Đột hà dĩ danh? Khiết hồ Sái Trọng đã.

Cốc Lương: Đột tiện chi dã. Viết quy dị từ dã.

Quản kiến: Trịnh phi Đột quốc dã, hà dĩ quy chi? Công Dương viết khiết. Cốc Lương viết dị, kỳ luận thậm đáng. Phù! Đột dã nhập phi kỳ quốc, dĩ thân vi thiệm cước chi đồng. Trọng dã nạp phi kỳ quân, dĩ Kỷ vi dã dung chi kỹ, thị tất dĩ tùng Trọng vi an. Nhiên hậu Tống nhân quy chi, kỳ vi thiệm cước bất ký khẩn hồ. Dĩ lập Đột tự nhậm, nhiên hậu Tống nhân thích chi, kỳ vi dã dung, bất ký đa hồ? Trịnh thi viết: Thúc hề bá hề, giá dư dĩ quy, nhiên tắc Đột chi quy dã, Trọng hề giá chi, đãi loại dâm bôn giả chi tương dĩ quy, kỳ dị như thử. Thánh nhân tiện chi, dĩ sỉ gian tặc chi thiết quốc, diệc dĩ giới nhân thần chi mại quốc. Kỳ vi thế giáo uyên hồ vi tại!

[Kinh văn]: Tên Đột trở về nước Trịnh.

Công Dương: Sao lại chép tên tục của Đột ra? Vì Sái Trọng đem về. Cốc Lương: Chép là Đột để tỏ ý khinh khi. Chép là “về” (quy) để tỏ rằng về một cách dễ dàng.

Quản kiến: Trịnh không phải là nước của Đột sao lại chép là “về”? Công Dương nói rằng “Đem về,” Cốc Lương nói rằng “Về một cách dễ dàng,” hai lời bàn ấy thật là xác đáng. Này xem: Đột về nước không phải nước của mình, đem thân làm đứa trẻ bám theo gót chân Trọng mà về, còn Trọng đưa về một kẻ không phải vua của mình, mà chỉ là con đĩ bôi son trát phấn, như thế tất phải theo Trọng mới được yên thân. Sau này người Tống mới theo, thế thì chẳng phải là bám chặt lấy gót chân Trọng sao? Còn Trọng thì tự đảm nhận lấy việc dựng Đột làm vua thì người Tống mới thả cho về, thế thì chẳng phải là phô đầy son phấn sao? Thơ Trịnh Phong nói: “Chàng thúc kia, chàng bá kia, đánh xe cho tôi cùng về.” Như vậy thì tên Đột về nước, và Trọng đưa tên Đột về, đại để cũng giống như những kẻ dâm bôn dắt díu nhau cùng về, dễ dàng như vậy. Thánh nhân khinh rẻ bọn gian tặc cướp nước và cũng là để răn lũ bầy tôi bán nước. Việc dạy đời thật sâu sắc, thật kỳ diệu thay!

CHÚ THÍCH:

1. Bài thơ chê những người đàn bà hư hỏng theo giai về không có cưới xin.

鄭忽出奔衛。

公羊:忽何以名?春秋伯子男一也。辭無所貽。

穀梁:其名失國也。

管見: 胡傳引詩:有女同車,山有扶蘇,籜兮狡童,四章, 以為刺忽之詩,此據小序而云。朱子已辨其不然。

觀忽為人,安見其狡之可目也。其伐山戎,論辨戎性貪 輕,何等見識,固卻齊媒,何等氣概。諫止莊公,不授高 渠彌 正卿,何等明敏。他非碌碌不做事底人,所以至於失國,非 其罪也。

他所倚為心膂,惟祭仲一人,不意其不能自持,為宋人 所奪。變出不測,不免狼狽出奔。後來既出復歸,尋為奸臣所 弒,蓋緣小人多埋怨他,故及於難。然亦莊公不善之積,貽 累後人。

經於奔衛,猶繫以鄭,則國其國也,乃聖人不忍絕之 意。若夫失國而名,法當如此。聖人以戒為君當戰兢保取盈 成,不至以此名為玷,則不獨忽為然也。公羊曰:伯子男一也。 說得穿鑿無意義。穀梁說可從。

Trịnh Hốt xuất bôn Vệ.

Công Dương: Hốt hà dĩ danh? Xuân Thu bá tử nam nhất đã. Từ vô sở di.

Cốc Lương: Kỳ danh thất quốc đã.

Quản kiến: Hồ truyện dẫn thi: Hữu nữ đồng xa, Sơn hữu phù tô,

Thúc hề giảo đồng, tứ chương, dĩ vi thích Hốt chi thi, thử cứ Tiểu tự nhi vân. Chu Tử dĩ biện kỳ bất nhiên.

Quan Hốt vi nhân, an kiến kỳ giảo chi khả mục dã. Kỳ phạt Sơn Nhung, luận biện Nhung tính tham khinh, hà đẳng kiến thức, cố khước

Tề môi, hà đẳng khí khái. Gián chỉ Trang Công, bất thụ Cao Cừ Di chính khanh, hà đẳng minh mẫn. Tha phi lục lục bất tố sự để nhân, sở dĩ chí ư thất quốc, phi kỳ tội đã.

Tha sở ỷ vi tâm lữ, duy Sái Trọng nhất nhân, bất ý kỳ bất năng tự trì, vi Tống nhân sử đoạt. Biến xuất bất trắc, bất miễn lang bối xuất bên. Hậu lai ký xuất phục quy, tầm vi gian thần sở thí, cái duyên tiểu nhân đa mai oán tha, cố cập ư nạn. Nhiên diệc Trang Công bất thiện chi tích, di luỵ hậu nhân.

Kinh ư bôn Vệ, do hệ dĩ Trịnh, tắc quốc kỳ quốc dã, nãi Thánh nhân bất nhẫn tuyệt chi ý. Nhược phù thất quốc nhi danh, pháp đương như thử. Thánh nhân dĩ giới vi quân đương chiến căng bảo thủ doanh thành, bất chí dĩ thử danh vi điểm, tắc bất độc Hốt vi nhiên dã. Công Dương viết: Bá Tử Nam nhất dã. Thuyết đắc xuyên tạc vô ý nghĩa. Cốc Lương duyệt thuyết khả tòng.

[Kinh văn]: Tên Hốt nước Trịnh chạy sang nước Vệ.

Công Dương: Sao lại gọi tên tục của Hốt ra? Vì đời Xuân Thu tước Bá, tước Tử, tước Nam đều là một bậc. Câu đó không có gì là chê.

Cốc Lương: Gọi tên tục của Hốt là vì Hốt đã mất nước.

Quản kiến: Hồ truyện đã dẫn 4 chương trong Kinh Thi “Hữu nữ đồng xa” “Sơn hữu phù tổ” “Thác hề giảo đồng” cho đó là những bài thơ chê Hốt, đó là căn cứ theo nghĩa ở bài “Tiểu tự.” Chu Tử đã biện luận để bác bỏ điều đó.

Xem tư cách của Hốt thì thấy Hốt không phải là người giảo hoạt. Khi đi đánh rợ Sơn Nhung đoán biết rợ Nhung tham lam khinh xuất, tỏ ra là người có kiến thức; khi từ chối không lấy con gái Tề tỏ ra là người có khí khái. Can ngăn Trang Công không nên cho Cao Cừ Di làm chính khanh, tỏ ra là người có trí sáng suốt. Vậy thì Hốt không phải là người tầm thường, không làm nổi công việc, nguyên nhân dẫn đến mất nước, không phải lỗi của Hốt.

Hốt xưa nay chỉ tin cậy vào Sái Trọng, không ngờ Trọng không giữ nổi khí tiết, bị người Tống khuất phục. Biến cố xảy ra bất ngờ, nên Hốt phải long đong bỏ nước chạy ra ngoài. Sau này trở về nước liền bị gian thần giết hại, là vì nhiều kẻ tiểu nhân oán giận Hốt, cho nên

không tránh khỏi tai hoạ. Song cũng là do Trang Công làm nhiều điều xấu, nên để luy cho con cháu.

Kinh văn chép việc Hốt chạy sang Vệ, chép liền dưới chữ Trịnh để tỏ rằng, nước Trịnh vẫn là nước của Hốt, và đó cũng là ý Thánh nhân không nỡ đoạn tuyệt với Hốt vậy. Còn như khi đã mất nước, chép tên tục, phép ghi chép là phải như thế. Thánh nhân lấy đó để răn người làm vua phải cẩn thận giữ cơ nghiệp, đừng để thanh danh bị ô nhục, chứ không phải chỉ riêng trường hợp của Hốt mới chép như vậy. Công Dương nói: Bá, Tử, Nam là một bậc. Thuyết đó là xuyên tạc, không có ý nghĩa gì. Cách giải thích của Cốc Lương hợp lý hơn.

CHÚ THÍCH:

1. Thế Tử Hốt nước Trịnh đem quân đánh rợ Nhung cứu nước Tề. Tề Hầu muốn gả Văn Khương cho, nhưng Hốt từ chối. Người ta hỏi tại sao? Hốt đáp: “Ai chả là vợ.” Kinh Thi có nói: “Tự tìm nhiều phúc là ở như ta, chứ nước lớn có làm hơn được gì. Người quân tử tự mưu lấy điều hay.” Đến khi thắng được rợ Nhung rồi, Tề lại cầu gả con cho. Hốt nói: Không có việc gì với Tề ta còn không giám, huống nay được vua cho đi cứu Tề, mà lại lấy vợ đem về thì hoá ra lấy quân nhà vua đi đón vợ hay sao.

柔會宋公、陳侯、蔡叔盟于折。

穀梁:柔者何吾,大夫之未命者也。

管見:柔公子也,其不稱公子何?不予其會諸侯也。魯桓 有憾於忽,聞宋人立突,幸鄭國多故,亟與宋結好以樹黨。 陳、蔡素不睦鄭,故亦與盟。魯為主,而使大夫蒞之,抗甚矣。 經目其名,與無駭翬一例。而大夫執國之漸,於此可見。易 曰:履霜堅冰至,聖人豈無意夫。

Nhu hội Tống Công, Trần Hầu, Sái Thúc minh vụ Chiết.

Cốc Lương: Nhu giả hà ngô, Đại phu chi vị mệnh giả dã.

Quản kiến: Nhu Công tử dã, kỳ bất xưng Công tử hà? Bất dư kỳ hội chư hầu dã. Lỗ Hoàn hữu húm ư Hốt, văn Tống nhân lập Đột, hạnh Trịnh quốc đa cố, cức dĩ Tống kết hiếu dĩ thụ đảng. Trần, Sái tố bất mục Trịnh, cố diệc dĩ minh. Lỗ vi chủ, nhi sử Đại phu lỵ chi, kháng thậm kỹ. Kinh mục kỳ danh, dĩ Vô Hãi Huy nhất lệ. Nhi Đại phu chấp quốc chi tiệm, ư thử khả kiến. Dịch viết: Lý sương kiên băng chí, Thánh nhân khởi vô ý phù.

[Kinh văn]: Đại phu nước Lỗ tên là Nhu họp với quan Tống Công, quan Trần Hầu, quan Sái Thúc, làm lễ ăn thề ở đất Chiết.

Cốc Lương: Nhu là ai? Là Đại phu nước Lỗ chưa được cho mệnh.

Quản kiến: Nhu là Công tử sao lại không chép là Công tử? Bởi vì Kinh văn không cho phép Công tử được hội họp với chư hầu. Lỗ Hoàn ghét Trịnh Hốt, nghe tin người Tống lập Đột làm vua, may gặp lúc Trịnh có nhiều biến cố, liền kết hoà hiếu với Tống để làm vậy cánh. Còn Trần và Sái vốn bất hoà với Trịnh, cho nên cũng tham dự. Việc hội họp này do Lỗ làm chủ, nhưng sai Đại phu đến dự thật là trái lễ. Kinh văn chép tên tục của Nhu, việc này cũng giống việc Vô Hãi và Huy. Mầm mống của việc Đại phu chuyên quyền có thể thấy rõ từ đây. Kinh Dịch nói: “Lắm sương biết mùa băng giá sắp đến,” nhân lẽ nào lại không lưu ý đến việc đó.

(1)

CHÚ THÍCH:

Thánh

1. Lỗ Ẩn Công năm thứ 2, chép: “Vô Hãi suý sư nhập Cực.” Và năm thứ 4 chép:“Huy suý sư.” Đều là chép tên tục để tỏ ý chê trách.

2. Kinh Dịch, quẻ Khôn hào sơ lục nói: “Lý sương, kiến băng chỉ Chu Hy giải thích sương là khí âm kết lại, âm thịnh thì nước đóng thành băng. Khi dẫm vào sương là lúc khí âm xuất hiện. Theo luật phản phục, thì vật cực tắc phản, cái mới sinh sẽ lấn át cái già cỗi. Cho nên khí âm sẽ lấn át khí dương, nước sẽ đóng băng. Ý nói sự việc phải đề phòng từ lúc còn manh nha, còn là mầm mống.

公會宋公于夫鍾。

管見:為鄭故也。宋既納突,責賂於鄭。祭仲難之。突通

使於魯,求魯侯主減其數。於是夫鍾之會,欲樹德於突也。 宋公不從。

« TrướcTiếp tục »