Hình ảnh trang
PDF
ePub

邾為援,以自植其党。及齊鄭平,位定志得,遂党宋而伐邾

矣。邾於魯本無仇而有好。魯於則棄好而為仇。隱公乃小人 之徒也。於儀父何責焉。穀梁曰:不渝盟也,得之。

Tam nguyệt, Công cập Châu Nghi Phủ minh vu Miệt.

Tả truyện viết: Nghi Phủ quý chi dã.

Công Dương: Bao chi dã. Hạt bao chi? Tiệm tiến đã.

Cốc Lương: Bất nhật du minh dã.

Quản kiến: Tự Nghi Phủ giả, thậm Ẩn Công dã. Châu Lỗ chi phụ dung dã, nhi công cức dữ chi minh. Cái kỳ ý hữu khiếm ư nhiếp Hoàn, cụ ngoại chư hầu chi bất dĩ dữ dã.

Đương thời chư hầu chi sảo hữu vọng giả, Tống Tề Trịnh tam quốc nhi dĩ. Tống tước Thượng công, Trịnh vi khanh sĩ, Tề hiệu Đông Châu tiểu bá. Công dục cầu sử dĩ định vị dã, nhi vị hữu kỳ cơ, cố tá Châu vi viện, dĩ tự thực kỳ đảng. Cập Châu Tề Trịnh bình, vị định chí đắc, toại đảng tống nhi phạt Châu kỹ. Chu ư Lỗ bản vô cừu nhi hữu hảo. Lỗ ư Châu tắc khí hảo nhi vi cừu. Ẩn Công nãi tiểu nhân chi đồ dã. Ư Nghi Phủ hà trách yên.

Cốc Lương viết: Bất nhật du minh dã, đắc chi.

[Kinh văn]: Tháng 3, vua Ẩn Công cùng với quan Châu Tử là Nghi Phủ ăn thề ở đất Miệt nước Lỗ.

Tả truyện nói: Nghi Phủ, tên tự là Quý Nghi Phủ.

Công Dương: Nói như vậy là khen ngợi Nghi Phủ. Vậy thì vì sao mà khen? Là vì muốn người ta dần dần tiến lên.

Cốc Lương: Ở đây không chép ngày là vì lời thề chẳng bao lâu bị thay đổi.

Quản kiến: Chép tên tự Nghi Phủ là chê Ẩn Công. Nước Châu là nước phụ thuộc của nước Lỗ, thế mà Ẩn Công vội vàng ăn thề với nước Châu. Có lẽ, Ân Công có ý không vừa lòng về việc quyền nhiếp ngôi Hoàn Công, sợ các nước chư hầu không tự giữ mình.

Khi ấy, chư hầu có chút danh vọng chỉ có ba nước Tống, Tề, Trịnh mà thôi. Tống tước Thượng công, Trịnh là Khanh sĩ, Tề nổi tiếng là

Tiểu bá ở Đông Châu. Ẩn Công muốn tìm đồng minh để giữ ngôi cho chắc, nhưng chưa có dịp, cho nên mượn nước Châu giúp đỡ, để tự gây phe cánh cho mình. Đến khi đã hòa với Tống, Tề, Trịnh rồi, ngôi đã chắc, lòng đã thỏa, bèn về hùa với Tống để đánh nước Châu. Châu với Lỗ vốn xưa nay không hiềm thù, mà vẫn hòa hiếu. Trái lại, Lỗ đối với Châu thì bỏ hòa hiếu mà gây cừu thù. Ẩn Công thật là phường tiểu nhân. Còn như Nghi Phủ thì không đáng trách gì cả.

Cốc Lương nói: “Không chép ngày là vì lời thề chẳng bao lâu bị thay đổi.” Lời nói ấy thật đúng.

CHÚ THÍCH:

1. Bản dịch Nôm dịch là: “Tháng 3, ông Ẩn Công cùng quan Châu Tử tên

Biểu, tự là ngài Nghi Phủ làm lễ Minh ở đất Miệt nước Lỗ.”

2. Phụ thuộc (Phụ dung): Nước nhỏ không đủ năm mươi dặm phải phụ

thuộc vào nước lớn, gọi là nước phụ dung.

夏,五月,鄭伯克段于鄢。

左傳段不弟,故不言弟,如二君者,故曰克,稱鄭伯訊

失敎也。

公羊: 段失弟子之道矣。不謂公子賤段而甚,鄭伯也,甚鄭

伯之成於殺也。

管見: 聖人之於兄弟,以處變為不幸,舜於象、周公於管蔡 是也。常人之於兄弟,以激變為幸,鄭寤生於叔段,唐世民於 建成元吉是也。聖人之心,純乎天理,其於人倫之變,有無可 奈何,而處之必盡其道焉。常人之心純乎人欲人欲勝,則天理 亂。苟可以推同氣,而成己事者無所不為。寤生之志,在於殺 段而殺之無名。又恐無辭於國人,故封之大都縱之為惡。亦猶 世民之於建成、元吉,俟其先發而後制之。如是則天下之人,不 得以議其後,而我之大位固矣,惡名掩矣。

吁!其立心之忍,一至是哉!不知其欲蓋彌彰矣。鄭伯一

生姦猾,而此事為尤彼固已明知段之無能為,而其力足以勝 之。故一卻祭仲之諫,再拒公子呂之請,必使之自斃,而後為 快。若段之智齊謀敵,必不敢以京城養之。將如衛晉之殺隱 子,假手於他人,以歸獄耳。段是非寤生之敵。經書曰克,若兩 國然,夫是而寤生以敵國待其弟。窮謀極詐之罪,尤不可掩。 一字之誅嚴矣哉!

Hạ, ngũ nguyệt, Trịnh Bá khắc Đoạn vu Yển.

Tả truyện: Đoạn bất đệ, cố bất ngôn đệ, như nhị quân giả, cố viết

khắc, xưng Trịnh Bá tấn thất giáo đã.

Công Dương: Đoạn thất đệ tử chi đạo hỹ. Bất vị Công tử Đoạn nhi

thậm, Trịnh Bá dã, thậm Trịnh Bá chi thành ư sát dã.

Quản kiến: Thánh nhân chư huynh đệ, dĩ xử biến vi bất hạnh, Thuấn ư Tượng, Chu Công ư quản Sái thị dã. Thường nhân chi ư huynh đệ, dĩ kích biến vi hạnh, Trịnh Ngộ Sinh ư Thúc Đoạn, Đường Thế Dân ư Kiến Thành Nguyên Cát thị dã. Thánh nhân chi tâm, thuần hồ thiên lý, kỳ ư nhân luân chi biến, hữu vô khả nại hà, nhi xử chi tất tận kỳ đạo yên. Thường nhân chi tâm thuần hồ nhân dục nhân dục thắng, tắc thiên lý loạn. Cẩu khả dĩ xúc đồng khí, nhi thành kỷ sự giả vô sở bất vi. Ngộ Sinh chi chí, tại ư sát đoạn nhi sát chi vô danh. Hựu khủng vô từ ư quốc nhân, cố phong chi đại đô túng chi vi ác. Diệc do Thế Dân chi ư Kiến Thành, Nguyên Cát, sĩ kỳ tiên phát nhi hậu chế chi. Như thị tắc thiên hạ chi nhân, bất đắc dĩ nghị kỳ hậu, nhi ngã chi đại vị cố hỹ, ác danh yểm kỹ.

Hu! Kỳ lập tâm chi nhẫn, nhất chỉ thị tại! Bất tri kỳ dục cái nhi di chương hỹ. Trịnh Bá nhất sinh gian hoạt, nhi thử sự vi sưu bị cố dĩ minh tri đoạn chi vô năng vi, nhi kỳ lực túc dĩ thắng chi. Cố nhất khước Sái Trọng chi gián, tái cự Công tử Lữ chi thỉnh, tất sử chi tự tệ, nhi hậu vi khoái. Nhược Đoạn chi trí Tề mưu địch, tất bất cảm dĩ kinh thành dưỡng chi. Tương như Vệ Tấn chi sát ẩn tử, giả thủ ư tha nhân, dĩ quy ngục nhĩ. Đoạn thực phi Ngộ Sinh chi địch. Kinh thư viết khắc, nhược lưỡng quốc

nhiên, phù thị nhi Ngộ Sinh dĩ địch quốc đãi kỳ đệ. Cùng mưu cực trá chi tội, vưu bất khả yểm.

Nhất tự chi tru nghiêm kỹ tại!

[Kinh văn]: Mùa hạ, tháng 5, quan Trịnh Bá đánh thắng Thúc Đoạn ở đất Yển.

Tả truyện: Tên Đoạn không xứng đáng là em, cho nên Kinh văn không chép là em. Trịnh Bá với Đoạn như là hai vua đối địch nhau, cho nên chép là “đánh thắng” Kinh văn chép là “Trịnh Bá” là chê không biết dạy em.

Công Dương: Tên Đoạn đã lỗi đạo làm em. Kinh văn không chép là “Công tử” là có ý chê tên Đoạn hèn và cũng chê cả Trịnh Bá nữa, chê Trịnh Bá không biết dạy em, để đến nỗi phải giết nó.

(4)

(3)

.(2)

Quản kiến: Thánh nhân đối với việc anh em phải xử vào lúc biến là sự không may, như việc vua Thuấn đối với Tượng Chu Công đối với Quản, Sái. Trái lại, người thường đối với tình anh em, khêu ra cho sinh biến rồi cho là may, như Ngộ Sinh nước Trịnh đối với Thúc Đoạn, Đường Thế Dân đối với Kiến Thành, Nguyên Cátvậy. Cái tâm của Thánh nhân là thuần túy theo lẽ trời, nếu gặp cảnh nhân luân biến đổi, không thể làm gì được, nhưng vẫn xử sự cho hết đạo. Còn lòng của người thường, hoàn toàn là ham muốn. Ham muốn thắng thì lẽ trời rối loạn, nếu có cách nào có thể giết hại được anh em để làm nên công việc của mình, thì không từ một việc ác nào là không làm. Ngộ Sinh đã có ý giết em là Thúc Đoạn. Nhưng nếu không có lý do gì mà giết, thì e không biết nói thế nào với người trong nước, vì vậy, bèn phong cho Đoạn một ấp lớn, để Đoạn tha hồ gây tội. Cũng như Đường Thế Dân đối với Kiến Thành, Nguyên Cát, đợi cho hai người làm phản trước rồi sau mới trị lại. Làm như vậy thì người trong thiên hạ không thể chê trách gì mình, ngôi vua bền chặt, mà tiếng ác được che đậy.

Than ôi, Trịnh Bá lập tâm tàn nhẫn biết nhường nào. Nhưng không biết rằng càng muốn che đậy thì lỗi lại càng lộ rõ ra. Suốt đời Trịnh Bá gian ác, mà việc đối xử với em là Đoạn này lại càng quá lắm. Trịnh Bá vốn đã biết Thúc Đoạn không làm gì nổi, và sức mình đủ để đè bẹp hắn, cho nên, lần đầu không nghe lời can của Sái Trọng, lần

sau, bác lời xin của Công tử Lữ, cố ý để cho Thúc Đoạn chuốc lấy cái chết thì mình mới thỏa. Nếu Đoạn là người mưu trí ngang hàng với Trịnh Bá, thì Trịnh Bá đời nào để cho Đoạn ở đất Kinh Thành. Có lẽ Trịnh Bá dùng cái mẹo như Công tử Tấn nước Vệ mượn tay người khác để giết Cấp Tử rồi đổ tội cho người. Thực ra, Đoạn không phải là địch thủ của Ngộ Sinh. Kinh văn chép “đánh thắng” như là hai nước đánh nhau, như thế rõ ràng là Ngộ Sinh coi em như địch quốc. Cái tội cực kỳ mưu trá của Ngộ Sinh, càng không thể che dấu được.

Một chữ của Thánh nhân thôi, mà ý trách phạt nghiêm ngặt biết nhường nào.

CHÚ THÍCH:

1. Bản dịch Nôm dịch là: “Mùa Hạ, tháng 5, quan Trịnh Bá đánh được ngài Thúc Đoạn ở đất Yển nước Trịnh.”

2. Thuấn là Thánh nhân, Tượng là em Thuấn rất ác, chỉ hòng giết Thuấn, nhưng sau Thuấn cảm hóa được, thành ra người tốt.

3. Quản Thúc, Sái Thúc đều là em vua Chu Vũ Vương và Chu Công. Quản Thúc, Sái Thúc về hùa với Vũ Canh, con vua Trụ làm phản. Chu Công bất đắc dĩ phải giết Quản Thúc, bỏ tù Sái Thúc. Nhưng con Sái Thúc là Sái Trọng giữ được đức tốt. Chu Công lại cho làm quan Khanh sĩ. Và khi Sái Thúc mất, Chu Công dâng mệnh vua Thành Vương, phong cho làm vua nước Sái. 4. Xem Xuân Thu, Ẩn Công nguyên niên.

5. Kiến Thành, Nguyên Cát: Đều là con của Đường Cao Tổ Lý Uyên và là anh em ruột của Thái Tông Lý Thế Dân, sau hai người mưu phản bị Thế Dân giết ở điện Lâm Hồ.

6. Lẽ trời (nguyên văn: Thiên lý): Ở đây chỉ trong lòng có sẵn tính thiện trời phú cho, và tính thiện ấy được mài dũa phát huy hàng ngày, vì vậy, Thánh nhân mọi lúc mọi nơi làm việc thiện một cách tự nhiên thoải mái,

không có gò bó, cưỡng bức.

7. Sái Trọng can Trịnh Bá không nên phong cho Thúc Đoạn ở đất Kinh.

秋,七月,天王使宰咺來歸惠公仲子之贈。

左傳預凶事,非禮也。

公羊:仲子者何?桓之母也。何以不稱夫人?桓未君也。

« TrướcTiếp tục »