Hình ảnh trang
PDF
ePub

LỜI GIỚI THIỆU

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh hiện còn hai văn bản và một âm bản Mai cropim, lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Hai văn bản có ký hiệu Thư viện: A.460 và A2181. Một âm bản Mai cropim, ký hiệu: 349 (của bản A.460). Tại Pari (Pháp) cũng có hai âm bản Mai cropim, ký hiệu: II/5/1747 (của bản A.2181) và II/1085 (của bản A.460). Ngoài ra, còn có bản dịch với tên là Tam Tổ thực lục, do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch ở Miền Nam trước ngày giải phóng, Sài Gòn xuất bản năm 1971, ở phần cuối bản dịch có chụp lại nguyên văn bản chữ Hán, là bản chép tay số MC 4207 TG của chi nhánh Văn khố Đà Lạt.

Sau khi đối chiếu thấy bản có ký hiệu A460 và bản có ký hiệu A2181 là cùng một khuôn in, nhưng bản A460 còn lại nguyên vẹn hơn, không bị rách nát, trang đầu tiên khắc tên sách: Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh với khổ chữ cỡ lớn. Sách gồm 112 tờ, mỗi tờ 28 dòng, mỗi dòng từ 14 đến 20 chữ, khổ 29 x 17 cm.

Bản A.2181 mất một số tờ đầu và một số tờ cuối, chỉ còn lại 80 tờ. Bản này vì không còn tên sách, nên nhân viên Thư viện khi đóng lại sách, thấy trong đó có ghi hành trạng về ba vị tổ phái Trúc Lâm, bèn thêm vào bìa bốn chữ Tam Tổ hành trạng làm tên sách!

Bản MC 4207 TG của chi nhánh văn khố Đà Lạt, cũng có tên Tam Tổ hành trạng, sau khi so sánh, thấy đây chính là bản chép lại từ bản A2181, ngoài tên sách như đã thấy là như nhau, còn những trang bị mất cũng mất giống như nhau...

Vì hai bản A.460 và A2181 cùng một khuôn in, còn bản MC 4207 TG của chi nhánh văn khố Đà Lạt, lại là bản chép lại từ bản

A.2181, vừa thiếu lại có một số chữ viết sai, nên chúng tôi dùng bản A.460 làm bản chính để tiến hành phiên âm và dịch thuật, dĩ nhiên có so sánh với 2 bản kia khi cần thiết.

1.Cơ cấu của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh

như sau:

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh gồm có 9 đề mục -Đề mục thứ 1: Bài tựa có tên “Trúc Lâm đại chân Viên giác thanh tự” của Phan Thuy Nham (tức Phan Huy Ích), đề trước tiết lập đông năm Bính Thìn, niên hiệu Cảnh Thịnh (1796).

-Đề mục thứ 2: Khắc 4 bức chân dung của: Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa tôn giả, Huyền Quang tôn giả, Hải Lượng thiền sư tôn giả. Mặt sau của mỗi bức chân dung có ghi lời Ngữ lục và bài kệ 4 câu, tóm tắt thân thế và sự nghiệp của từng vị. Bốn bức chân dung xin được miêu tả như sau:

Bức chân dung của Điều Ngự Giác Hoàng, ngồi dưới gốc cây cổ thụ, trên cây có đôi chim đậu, cành cây toả xuống bên hồ nước có tường vây, bên cạnh là chiếc bàn bằng gốc cây của phẳng làm bề mặt. Trên bàn có lọ lộc bình đặt bên bát hương đương thoả khói. Điều Ngự đầu hói, tóc chải ngược về phía sau, râu dài, mắt nhìn xa, mình mặc áo dài trùm kín chân, hai tay đỡ cây tích trượng. Bên cạnh bức chân dung đề 4 chữ “Điều Ngự Giác Hoàng,” to đậm. (Xem ảnh số 2).

Bức chân dung của Pháp Loa tôn giả, đứng dưới gốc cây thông cành xoà ra che mặt trời toả nắng, mặt quay về đầu rồng đương phun mây, mây tuôn xuống tận chân. Pháp Loa đầu đội mũ chụp lấy trỏm, như mũ của mục sư Thiên chúa giáo, mình mặc áo dài quết kín chân, một tay cầm cây tích trượng, một tay dơ lên như đang bắt quyết. Bên cạnh bức chân dung để 4 chữ viết theo lối chữ triện: “Pháp Loa tôn giả.” (Xem ảnh số 3).

Bức chân dung của Huyền Quang tôn giả, ngồi thiền trên tấm thảm tròn, trải trên đất, dưới bóng những cành thông, đầu cạo để trần, toả ra những ánh hào quang, hai tai to dài. Bên cạnh bức chân dung đề 4 chữ viết theo lối hành thư: “Huyền Quang tôn giả.” (Xem ảnh số 4).

Bức chân dung của Hải Lượng thiền sư, ngồi trên ghế, đặt bên cạnh tấm bia lớn bên bờ sông Nhuệ gợn làn sóng nhỏ, giữa dòng sông ghi hai chữ “Nhuệ giang” (con sông chảy qua làng Tả Thanh Oai, quê hương Ngô Thì Nhậm). Phía trước mặt có hai đệ tử quỳ, chắp tay vái thiền sư. Hải Lượng đầu búi tó, râu dài, mắt nhìn về phía bờ sông, vẻ nghiêm trang, một tay do lên như đang bắt quyết, một tay đặt trên gối. Bên cạnh bức chân dung đề 4 chữ viết theo lối chữ triện: “Hải Lượng thiền sư.” (Xem ảnh số 5).

-Đề mục thứ 3: Là một biểu đồ hình tròn, có tên: “Nhị thập tứ thanh phối khí ứng sơn chi đồ” (Biểu đồ 24 thanh phối với các tiết trong năm). 24 thanh được xếp thành vòng tròn, mỗi thanh kết hợp với một can, hoặc chi, hoặc bát quái, và vào giờ nào thì mở đầu cho một tiết trong năm, lại được biểu hiện bằng ký hiệu là những chấm tròn đen hoặc trắng, nối với nhau bằng những hàng kẻ ngang hoặc dọc, trên dưới khác nhau. Các thanh xếp theo thứ tự thuận chiều quay của kim đồng hồ, như:

Không thanh, thuộc Tý (chi), tiết Đông chí giữa giờ Tý.
Ngộ thanh, thuộc Quý (can), tiết Tiểu hàn đầu giờ Sửu.
Ẩn thanh, thuộc Sửu (chi), tiết Đại hàn giữa giờ Sửu.

Phát tưởng thanh, thuộc Cấn (bát quái), tiết Lập xuân đầu giờ Dần. Kiến thanh, thuộc Dần (chi), tiết Vũ thuỷ vào giữa giờ Dần v.v... (Xem ảnh số 6).

-Đề mục thứ 4: Có tiêu đề “Tướng thanh nhị thập tứ bồ tát”: Liệt kê “Tướng” của từng thanh, “Tướng” là hình dáng, là bộ mặt. Ở đây có thể

hiểu dùng để chỉ cái điều cơ bản, hay cái bản chất của từng thanh, như “Tướng” của Không thanh là: Nam mô không không quan tâm Quan Thế Âm bồ tát. Không không quan tâm có nghĩa “trong lòng trống vắng” là điểm mấu chốt của “Tướng” thuộc Không thanh. Hay “Tướng” của Minh thanh là: Nam mô minh phổ minh chiếu thế gian Quan Thế Âm bồ tát. Minh phổ minh chiếu thế gian có nghĩa “Soi sáng khắp thế gian,” là điểm mấu chốt của “Tướng” thuộc Minh thanh v.v...

Đê тис thứ 5: Có tiêu đề “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh tông” “Tông” là đầu mối, ở đây hiểu như là điều kiện, tức điều kiện làm nên Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, bao gồm hai phần:

Phần thứ nhất

Hộ thanh tứ tắc (Bốn chuẩn tắc hỗ trợ cho thanh). Bốn chuẩn tắc đó là:

-“Tự” (Tựa), là thanh thủ (đầu của thanh), chỉ bài tựa của Phan Thuy Nham (Phan Huy Ích) đề ở đầu sách.

-“Đồ” (hình vẽ), là thanh hàm (hàm của thanh), chỉ 4 bức chân dung của các vị Thiền sư và biểu ghi 24 thanh phối với các tiết trong năm, như đã nói ở mục thứ 3 trên.

-“Hành” (Hành trạng), là thanh cảnh (cổ của thanh), chỉ hành trạng tóm lược của 4 vị Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa tôn giả, Huyền Quang tôn giả, Hải Lượng thiền sư.

“Bạt” là thanh vĩ (đuôi của thanh), chỉ phần Đại chân Viên giác thanh, là phần chính của tác phẩm này.

Phần thứ hai

Vệ thanh tứ dực (Bốn điều kiện cần thiết trợ giúp hộ vệ cho thanh), gồm:

-Thanh chú: Chỉ việc chú giải rõ nghĩa thêm cho từng thanh, gồm hai vị, vị Thanh chú thứ nhất là Hải Âu hoà thượng, tức Vũ Trinh, nguyên là Tham tri chính sự, tước Lan Trì hầu, người xã Xuân Lan, huyện Lang Tài (nay Bắc Ninh).

Vị Thanh chú thứ hai là Hải Hoà tả bạn tăng, tức Nguyễn Đăng Sở nguyên Hoàng giáp khoa Đinh Vị, tước Hương Lĩnh bá, người làng Hương Triện, huyện Gia Định (nay Bắc Ninh).

-Thanh dẫn: Chỉ việc dẫn dắt mở đầu cho từng thanh. Người làm nhiệm vụ này là Thượng Túc đệ tử Hải Huyền, tức Ngô Thì Hoàng, là em trai thứ 4 của Đại thiền sư, trụ trì tại Trúc Lâm thiền viện, người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (xã Tả Thanh Oại nay thuộc Hà Nội).

-Thanh khấu: Chỉ việc hàng ngày gõ mõ khấn các thanh (cũng tức là làm nhiệm vụ tóm lược nội dung chủ yếu của từng thanh). Người làm nhiệm vụ này là Bạch Túc đệ tử Hải Điên, tức Nguyễn Viêm, là cháu vị Tiền tham tụng Xuân quận công, người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (nay Hà Tĩnh).

Đề mục thứ 6: Tam tổ hành trạng, là hành trạng của 3 vị tổ thuộc phái Trúc Lâm là Giác Hoàng Điều Ngự, Pháp Loa tôn giả và Huyền Quang tôn giả.

Đề mục thứ 7: Trúc Lâm Đại chân Viên giác thanh: Đây là phần chính của tác phẩm, nói về 24 thanh, trước mỗi thanh là thanh dẫn của Ngô Thì Hoàng, tiếp theo sau là lời của Hải Lượng thiền sư, rồi đến thanh chú của Hải Âu hoà thượng và Hải Hoà tăng, như Vệ thanh tứ dực, đã nói ở mục 5.

Đề

тис thứ 8: Trúc Lâm Đại chân Viên giác thanh tiểu khấu: Như

đã nói phần Thanh khấu, mục thứ 5.

« TrướcTiếp tục »