Hình ảnh trang
PDF
ePub

minh. Kim chi thế gia từ đệ, tư chất thể diện, tự dữ phàm thứ bất đồng, phi đặc tinh khí chi thanh thuần, phúc trạch chi long hậu, diệc sở cư sở dưỡng chi dị, phàm thứ dã. Hữu thế gia nhi sinh bất tiểu tử, phàm thứ nhi sản kỳ đặc thi, diệc thị ngẫu đắc gian khí, sở vị: “Duy thượng trí dữ hạ ngu bất di.” Nhĩ vấn chân thân. thỉnh tựu tinh khí thượng nhận.

DỊCH NGHĨA:

TIẾNG THẤY (KIẾN THANH )

[Thanh dẫn Ngô Thì Hoàng]

Tiếng thấy không phải là cái tiếng có thể nhìn thấy được, mà là cái tiếng của thấy vậy. Thấy vốn không có tiếng, sao lại cho rằng có tiếng? Cái thấy của bậc cao minh khác với cái thấy của kẻ phàm phu tục tử. Thấy cái lợi mà quên điều nghĩa, là thấy của thấy vậy. Thấy bạc vàng mà quên thân mình, cũng là thấy của thấy vậy. Ôi! Như thế thì không những không có tiếng, mà cũng không có thấy nữa. Đến như thấy việc nghĩa mà hăng hái làm, đó là thấy cái hăng hái vậy. Thấy cái có thể mong muốn được mà không rối trí, đó là thấy cái đã định vậy. Khí gần với đạo, cho nên nghe trống thì nghĩ đến việc hăng hái, nghe chuông nghĩ đến điều đã định.

Truyện nói rằng: “Vì thấy mà biết được.” Lại nói rằng: “Vì nghe mà biết được.” Cái mà ta nghe được là cái tiếng của đạo lý, vậy thì cái mà ta thấy được và cái mà ta nghe được, cũng đều là cái tiếng ấy mà thôi. Đạo lý là cái vô hình không thể thấy, đạo lý phát ra, tức là cái tiếng phát ra. Một gốc có thể chia ra hàng vạn vật khác nhau, hàng vạn vật khác nhau lại có thể hợp thành một gốc. Điều đó có thể thấy mà biết được, cho nên cũng có thể nghe mà biết được.

Vua Nghiêu thấy được vua Thuấn quả thật là một bậc thánh nhân, mà nói rằng: “Ta nghe” “ra sao,” như thế thì thấy (kiến) cũng chưa hề không có tiếng (thanh) bao giờ. Cái thấy (kiến) của người phàm tục không chân thực, cho nên nó không có tiếng. Cái thấy (kiến) của bậc cao minh thì rất chân thực, vì vậy mà có Tiếng Thấy (Kiến Thanh) vậy.

[Hải Lượng Đại thiền sư]

Trong thành nước Hỏa Xa có vô số trai lành, gái lành, hành lễ trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để cầu xin con trai, con gái. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bèn hóa làm trăm nghìn vạn ức thân La hán, sinh ra trăm vạn ức con trai, con gái. La hán sâu mắt, con trai con gái cũng sâu mắt. La hán đen mông, con trai con gái cũng đen mông.

(2)

Nhưng cũng có con trai con gái thân thể thanh tú, không giống La hán. Vì vậy, ai nấy đều thắp hương dâng hoa lễ bái Hải Lượng Đại thiền sư, mà hỏi về cái thân chân thực của mình. Đại thiền sư bèn niệm Thích Ca Mâu Ni Phật, thấy được cái thân của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng không thấy trăm nghìn vạn ức thân La hán. Con trai, con gái bèn đều nhận được cái thân chân thực của mình. Đại thiền sư lại chắp tay mà làm bài kệ rằng:

“Nguyên tinh” là thần ta,

“Nguyên khí” là thân ta.

Thần giáng cho “nguyên” ấy,

Lại có chân thân ta!

[Thanh chú 1]

Hòa thượng Hải Âu nói rằng:

-Người ta ai cũng có bộ mặt vốn có của mình. Trăm nghìn vạn ức cái thân sâu mắt, đen mông, là cái hóa thân của trăm nghìn vạn ức La hán vậy. Cái thân của nam thanh nữ tú, là cái thân của con trai, con gái nước Hoa Xa vậy. Đại thiền sư niệm Phật, thấy được Thích Ca không thấy La hán. Vậy cần phải thấy cái hoá thân của trăm nghìn vạn ức La hán, mới có được một cái thân đích thực của Thích Ca còn lại. Tại sao thấy La hán sâu mắt, đen mông mà những kẻ thân thể thanh tú, đều tự quên đi bản thân của mình! Điều này, Đại thiền sư làm bài kệ nói rõ:

[merged small][merged small][ocr errors][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small][merged small]

Tinh và khí kết hợp lại thì làm thành người, người đem hình mà truyền cho nhau, vì vậy thân thể cũng giống nhau. La hán có cái thân sâu mắt đen mông, con trai con gái cũng có cái thân sâu mắt đen mông, vậy mà cho là thật hay sao? Con trai con gái thân thể thanh tú, không giống cái thân của La hán, vì vậy mà cho là không thật hay sao? Phật Thích Ca Mâu Ni biến hóa hiển hiện tự nhiên, lẽ nào có thể câu nệ lẽ thường mà suy luận được? Tóm lại, cái thân của người ta là do tinh khí tụ hợp, còn cái bộ dạng là do sự nhiễm tập ở nơi ăn chỗ ở, hoặc là do sự thay đổi trong cách bồi dưỡng tẩm bổ. Con trai con gái mà giống cha giống mẹ là do sớm chiều ăn ở cùng nhau và cách thức bồi bổ dinh dưỡng thích hợp với nhau.

Cổ nhân giáo dục từ trong bào thai, người mẹ chỉ muốn tiếp xúc với vương công đại nhân, nghe nghĩa lý trong Thi, Thư, cho nên sinh con thì diện mạo đoan chính, tư bẩm thông minh. Ngày nay, những con em của thế gia, không giống với con em thứ dân về tư chất diện mạo, như thế không phải chỉ vì tinh khí thanh thuần, phúc trạch lớn dày, mà cũng còn vì nơi ăn chỗ ở, cách thức bồi bổ khác với kẻ thứ dân vậy. Hoặc có thế gia mà sinh con hư, dân thứ mà sinh thần đồng, cũng chỉ vì ngẫu nhiên mà gặp cái khí gián cách, đó là trường hợp của bậc thượng trí và kẻ hạ ngu không thay đổi theo ngoại cảnh. Ngươi hỏi về chân thân, hãy xin nhìn về mặt tinh khí.

CHÚ THÍCH:

1.Truyện: Chưa rõ xuất xứ.

2.La hán: Từ chữ ala hán (arhat), Ala: Giặc; hán: Giết. Giết hết giặc phiền não. Chỉ người đã từ bỏ mọi phiền não.

3.Kinh của Đạo giáo.

6.喚聲

[聲引吳時黃]

至人能守其真。境智既寂,心慮安然,故視一切

世事,存亡得喪,了了然於胸中。玉皇同居,非吾真 貴。乞丐同食,非吾真賤。時有千萬變化,而全体自 在,外物何能作怪。

中人以下,心無真知,眼無真見,皇皇然如醉如 夢,於得喪存亡局中,心迷意亂,故眼花耳鳴。本無 鬼豕,而見鬼豕,只緣妄想不淨,邪崇種種自見。無 論外物,且看人身上,朝氣暮氣,已自不同,非定何 能靜,非靜何能安慮得!

世間真見者少,不真見者多,真須喚醒出來,

自然興祥亡妖,劈開兩截看定。大禪師曰:“人為

人,鬼為鬼,畜生為畜生”,這一句,非真喚得亂性 凡夫,真可喚莊周牒夢。

[海量大禪師]

海量大禪師言:

« TrướcTiếp tục »