Hình ảnh trang
PDF
ePub

Kinh Thư nói: “Trị dân không có dấu vết.” Còn bài ca Kích nhưỡng, thì nói: “Chẳng biết chẳng hay, thuận theo phép trời” đều là một ý ấy và đều là cái kết quả của việc “điều hành đất nước” vậy.

[Thanh chú 2]

Tăng Hải Hoà nói:

-Khổng Tử dạy: “Bốn mùa theo nhau, trăm loài sinh trưởng, trời có nói gì đâu!” Họ Thích nói: “Không biết từ đâu đến, cũng không biết đi về đâu, cho nên gọi là Như Lai.” Cùng với lời của Lão Tử: “Thanh tịnh mà dân tự nhiên yên” là sự thể hiện Tam giáo một nguồn vậy.

Điều cốt yếu của việc “nắm giữ nước” là lấy vô vi làm gốc. Lấy vô vi làm gốc, thì nước cần gì phải trị? Tam Hoàng nắm giữ Trung Quốc, Lạc Long Quân nắm giữ nước ta, đều do con đường ấy. Từ Nghiêu, Thuấn trở xuống, không tránh khỏi con đường “điều hành đất nước.” Các vị tổ sáng lập của Tam giáo, sinh ra đồng thời, đều muốn kéo trở lại cái phong khí của họ Cát Thiên và họ Vô Hoài, chỉ có Thích Ca hành đạo ở Tây phương, cuối cùng đã làm cho nước Tĩnh Phạn trở thành Phật quốc.

Còn như Khổng Tử, Lão Tử thì lập ngôn trước luận, chỉ để làm kim chỉ nam cho việc “nắm giữ nước” ở đời sau. Khốn một nỗi là người hâm mộ thì nhiều mà người biết thì ít, người giác ngộ lại càng ít hơn, còn người thực hành thì tuyệt nhiên không có. Cuối cùng, dân đời Tam Hoàng không

(12)

thấy lại nữa. Như thế phải chăng là vì Nam Thiệm Bộ Châu... khác nhau với phong hội Thiên Trúc,... cho nên cái chất thuần phác mất đi, muốn nắm giữ mà không được đó sao?

CHÚ THÍCH:

1.Tam tài: Nhà Nho quan niệm trong thiên hạ có ba thứ cao quý là trời, đất, người gọi là tam tài.

2.Vạn hoá: Là những phương pháp thi hành giáo hoá của bậc đế vương.

3.Theo quan niệm của tác giả, trị quốc là dùng hình phạt pháp luật làm cho dân sợ mà theo. Trì quốc thì ngược lại, nghĩa là không dùng pháp luật hình phạt mà chỉ dùng giáo hoá khiến cho dân theo.

4.Sử sách cho những nhân vật này đều là những người hiền ở thời cổ đại Trung Quốc.

5.Nguyên văn: “Thiên hà ngôn tai, bách vật sinh yên, tứ thời hành yên, thiên hà ngôn tai?” (Luận ngũ, thiên Dương Hoả).

6.Nguyên văn: “Tử viết: Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chỉ” (Luận ngữ, thiên Công dã tràng).

7.Nguyên văn: “Vô sở tòng lai diệc vô sở khứ” (Kinh Kim cương).

8.Nguyên văn: “Vi trị vô tích,” trong Kinh Thư không thấy 4 chữ này. 9.Kích nhưỡng, Khang cù đều là tên những ca dao, thời vua Nghiêu, được coi là thời thái bình của Trung Quốc cổ đại. Câu trích trên thực ra xuất xứ từ bài Khang cù, chứ không phải từ bài Kích nhưỡng.

10.Nguyên văn trong Đạo đức kinh, chương 45, của Lão Tử: “Thanh tịnh dĩ vi thiên hạ chính.”

11. Cát Thiên, Vô Hoài đều là những vị vua đời thượng cổ chỉ dùng giáo hoá dạy dân mà dân tin yêu.

12.Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng. Có thuyết nói là Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế. Sử sách cho đó đều là những ông vua nhân từ Trung Quốc cổ đại.

13.Nam Thiệm Bộ Châu: Tiếng Phạn là Jambudvipa, châu về phía nam núi Tu Di.

14.Thiên Trúc: Tức Ấn Độ ngày xưa.

16.洞聲

[聲引吳時]

空明無障蔽之謂洞。死生大事,惟達者為能知

之。假我以 聰明,賦我以形質。造物原不輕許人以 生,故聖人亦不輕許人以死。

曰“俊偉”曰“從容”,此之謂能致命。匹夫匹婦,自 輕於溝瀆,是死得狼狽。侯生之送信陵,荆卿之歌易 水,是死得輕率,皆不能致命。禪家小乘,自赴火壇,

是不能涅槃。

大禪師此章,蓋示人以達理知命之旨,是之

謂洞聲。

[海量大禪師]

海量大禪師言:

易六十四卦,只許一困卦致命。陵伽八

識,只許一意識涅槃。儒不輕許人以死,釋

亦不輕許人以死,意識與困象一般。

困水漏澤下,水離乎澤。意識如海鼓

風,鼓出無數波浪來,困非致命不得,意識

非涅槃不得。是故儒者貴精仁熟”,釋者貴 “智明意高”。仁義不精熟,智意不高明,不 達得生死關,安能制人生死命?

孔子性命之主,釋迦牟尼佛性命之賓。

此一對主賓,天地開闢以來。

[聲註一】

海鷗和尚曰:

大哉死乎!儒書曰:“死得其所”,佛書曰:“生死

事大”,皆不輕許人以死也。

易六十四卦,只許一困卦致命。愣伽八識,只許

一意識涅槃。蓋困卦有水離乎澤之象,意識有無數波 浪之境,非致命涅槃不得。

孔子、釋迦性命之主賓,所以示人之道,皆出

於一。自非“義精仁熟”,“智明意高”,達得生死關,

安能及此?故儒而輕死,則為傷勇,釋而輕死,則

為戕生。

古來大忠烈,莫如宋文信國公,非燕京柴市之

變,亦有黄冠故鄉之願,蓋亦不輕以死自許者。

[聲註二]

海和僧曰:

死生事大,惟達者能無害仁,亦無傷勇。蓋天地

之性人為貴,生死有命焉。

貪生畏死,誰無是心,但問其可生可死,如何 為能以義而合命耳!故儒釋皆不輕許人以死。未至 如水離澤海鼓風之時,不肯致命涅槃。到得此時,亦 不得不致命涅槃,當於義而以矣。

苟仁義不精熟,智意不高明,不達生死關,如

子路死於孔悝,與今之俗僧,無故自燒者,此皆性

命之賊也。

PHIÊN ÂM:

ĐỖNG THANH

[Thanh dẫn Ngô Thì Hoàng]

« TrướcTiếp tục »