Hình ảnh trang
PDF
ePub

đoạn lạc, tấu hội điều tự tiết thứ, khoát khai tinh uẩn, công chi lê tảo, dĩ thị thiền lâm.

Tự Trúc Lâm Tam tổ nhi hậu, sùng phong liêu nhiên. Ngũ bách niên tiền tuệ giác chi chỉ, hữu tân thanh nhi thuỷ khắc phát huy. Trúc Lâm chi đồ, tôn công vi Đệ tứ tông, phi thái dã. Công chi tân thanh ngô đồ kiến chi, tất hữu bàng sinh nghị luận: “Xương Lê đạo lý, tòng Phật trung lai, Tượng Sơn chủ tĩnh, lưu nhập ư Thiền.” Tự thử thường sáo ngữ công, khởi túc dĩ tri công da? Tận tính nhi cùng lý, khu Thích dĩ nhập Nho, sử Phạn vương bát bộ, bất xuất Tố vương cung tường. Tư thanh dã, thực phù đạo chi nguyên âm, đãi phi mang muội vô sở chấp trước chi tỷ, thử khả dữ tri đạo giả ngôn chi.

Ngã dữ Công hình thần tương khế, thâm đắc kỳ sở dĩ tác thanh chi ý. Triếp cảm biền sổ ngôn vu kỳ đoan, thỉnh dĩ chất chi minh đạo quân tử. Thị vi tự.

Thời Hoàng Nguyễn đệ nhị đế Cảnh Thịnh Bính Thìn lập đông tiền nhất nhật.

Quyến đệ Dực vận công thần Đặc tiến thượng đại phu thị trung Ngự sử Thụy Nham hầu, biệt hiệu Bảo Chân đạo nhân, Nghệ An Phan Huy Ích chi du kính đề.

DỊCH NGHĨA:

LỜI TỰA

TRÚC LÂM ĐẠI CHÂN VIÊN GIÁC THANH

Tiếng là để đánh động cho quần sinh nghe, gọi những kẻ mê muội tỉnh dậy mà chứng kiến tuệ trí, tức là cái đạo thường vang vọng vào khoảng trời đất bất diệt. Có lẽ, cái tinh vi uẩn xúc của nghĩa lý được tỏ rõ

ra ở lời nói, còn do cái kín đáo của tạo hoá phát ra thành sấm gió. Vậy thì ý nghĩa và hình tượng của tiếng lớn lao lắm thay!

Kìa như! Cái lớn lao của Đạo, xuất phát từ trời, rồi lưu hành trong vũ trụ, thể hiện ra ở vạn vật. Tuy cái thể thì như nhau, nhưng cái dụng thì khác, cũng như cùng một gốc mà vạn cành riêng biệt. Đường đi của nó dường như khác nẻo, nhưng thâu tóm lại đến tận gốc, tới chỗ cực kỳ tinh vi thiết yếu, thì vẫn không vượt ra khỏi cái lý lẽ ấy.

(3)

Giáo lý của Thích Ca, tuy nói rằng “hư không tịch diệt,” nhưng điều cốt yếu nhất vẫn là làm sao trừ bỏ được mọi chướng luỹ, hiểu rõ được chân như, làm sao đến được với “minh tân kiến tính,” tìm đến cái học “thành ý trí tri” của nhà Nho, mà không có điều gì trái ngược. Ta nghe đức Phu tử nói: “Tây phương có bậc đại thánh nhân.” Thế thì Phu tử vốn chưa hề chê bai đạo Phật là dị đoan bao giờ.

Học giả ở đời, hay chấp nê nông cạn, ngày càng mâu thuẫn với nhà Phật, khiến cho Nho và Phật thành ra môn hộ riêng, mà đạo Nho ta lưu hành rộng khắp, lại còn có phần sân của Thích giáo nữa. Như vậy chỉ là soi mói cái ngọn của sự việc, chứ không tìm tòi chỗ quy kết của tôn chỉ. Như thế khác nào chim cưu mất thì nhao nhao cãi là chim hồng, sao mà phân biệt cho được? Ý kiến đã hẹp hòi, thói quen tích tụ cũng lại càng sâu và lâu.

(7)

Ông anh vợ tôi, là Hy Doãn Công, quan Thị trung đại học sĩ, học thức cao rộng, hơn hẳn người thường. Kinh nghiệm đúc kết càng uyên thâm, sự nghiệp càng thêm tinh tuý, Tam giáo cửu lưu, Bách gia chư tử không gì là không thâu tóm được đầy đủ, hợp với tấm lòng rộng lớn, đủ để điều khiển được muôn vật, nắm vững được Tam huyền. Bộ sách

(9)

“Hai mươi bốn thanh âm” của ông soạn ra, đã đem hết những chỗ mà lời lẽ của nhà Phật còn lờ mờ huyền bí, chia cắt thành từng đoạn, thâu tóm,

tập hợp thành đầu mối theo thứ tự từng tiết, cho nên những gì là tinh tuý, uẩn xúc đã được mở rộng ra, rồi đem công hành trên bản in, để tỏ rõ cho rừng Thiền được biết.

(11)

Sau Trúc Lâm Tam tổ thì phong khí nhà Thiền rất vắng lặng. Cái tôn chỉ của tuệ giác ở năm trăm về trước, nay đã có Tân thanh này lại bắt đầu được phát huy. Vì vậy, các đệ tử trong phái Trúc Lâm tôn ông làm Đệ tứ tông, điều đó không có gì là quá đáng. Thuyết Tân thanh của ông bọn tục Nho nghe thấy, chắc sẽ sinh ra nghị luận: “Lý lẽ của Xương Lê bài Phật, sau lại theo Phật, Tượng Sơn' chủ trương “tĩnh” rồi lại nhập vào dòng Thiền.” Dường như những lời ức đoán tầm thường như thế để phẩm bình ông thì làm sao đủ để đánh giá được sở học của ông! Những luận thuyết “Tận tính nhi cùng lý”13) “Khu Thích dĩ nhập Nho,” của ông đã khiến cho Bát bộ Phạn vương không vượt ra ngoài ngôi nhà và bức tường của Tố vương. Thế thì Tân thanh này chính là cái thanh âm đứng đầu để dìu dắt Đạo lớn, hẳn không thể sánh với kẻ mù quáng hời hợt, mà chỉ có thể nói được với những ai biết Đạo mà thôi.

Tôi và ông “hình thần” hợp nhau, nên tôi hiểu sâu sắc được cái ý của ông làm ra thanh này, vậy mới dám dùng mấy lời để mào lên đầu sách. Xin chờ các bậc quân tử hiểu Đạo chỉ dẫn cho. Nay tựa.

Trước ngày lập đông năm Bính Thìn niên hiệu Cảnh Thịnh (1796)

đời Đệ nhị đế, triều Hoàng Nguyễn.

Em rể: Dực vận công thần đặc tiến thượng đại phu Thị trung ngự sử, Thụy Nham hầu, biệt hiệu Bảo Chân đạo nhân, người Nghệ An, Phan Huy Ích Chi Du kính đề.

CHÚ THÍCH:

1.Kinh Viên giác: (Ganda Vjuha Tathagathaguna jnana) Kinh điển của Phật giáo Đại thừa. Viên giác nghĩa là giác ngộ hoàn toàn. Viên giác là một trong

Lục kinh phổ biến của Phật giáo Đại thừa (Đại bát nhã, Kim cương, Duy ma cật, Lăng già, Viên giác, Lăng nghiêm).

2.Hư vô tịch diệt: Phật giáo quan niệm hết thảy mọi hiện tượng đều không có thật (nhất thiết pháp hư vô). Có nghĩa là phủ nhận sự vật tồn tại.

3.Chân như: Chân là chân thực, không giả dối. Như là như thường không thay đổi. Duy thức luận: “Chân vị chân thực, hiển phí hư vọng. Như vị như thường, biểu vô biến dịch. Vị thử chân thực vu nhất thiết pháp, thường như kỳ tính, cố viết Chân như,” nghĩa là: “Chân là chân thực, rõ ràng không phải hư ảo. Như là như thường không thay đổi. Cho nên chân thực trong mọi hiện tượng, không thay đổi bản tính gọi là Chân như.”

4.Minh tâm kiến tính: Từ nhà Phật, có nghĩa là nhìn được triệt để bản tính tự tâm.

5.Thành ý trí tri: Sách Đại học ghi cái gọi là 8 điều cương mục: Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

6.Tây phương: Chỉ Ấn Độ. Phan Huy Ích ghi là: “Tây phương hữu đại thánh nhân” (Tây phương có bậc đại thánh nhân). Sách Liệt sử, thiên Trọng Ni: “Tây phương chi nhân hữu Thánh giả yên” (Người phương Tây có bậc thánh nhân).

7.Tam giáo: Nho, Phật, Lão. Cửu lưu là chín học phái thời Chiến Quốc như Nho, Đạo, Âm dương, Pháp, Danh, Mặc, Tung hoành, Tạp, Nông 8.Bách gia chư tử: Chỉ chung các học giả kể từ thời tiên Tần.

9.Tam huyền: Là ba bộ sách triết lý gồm Chu dịch, Đạo đức kinh,

Thái huyền.

10.Tuệ giác: Từ nhà Phật, chỉ sự hiểu biết, giác ngộ.

11.Xương Lê: Tức Hàn Dũ (768 - 824), người dời Đường, Trung Quốc,

từng có chủ trương bài Phật.

12.Tượng Sơn: Tức Lục Cửu Uyên (1139 - 1192), người đời Tống.

13.Tận tính nhi cùng lý: Thấu triệt được thiên tính hiểu rõ được thiên lý.

Trình Hạo di thư q.182: “Cùng lý, tận tính, chí mệnh, chỉ thị nhất sự,”

nghĩa là “cùng lý, tận tính, chí mệnh, chỉ là một.”

[blocks in formation]

調御覺皇,陳朝仁宗皇帝,在位十四年,兩敗元 人,後遜位于英宗,住持安子山,自号竹林大士,築 寤語院,與眾頭佗說法。滅度臥雲庵。僧众尊為竹

[blocks in formation]

法螺尊者,别號乘來,海陽南策人,有道骨,少

好學,默會如來宗旨。時調御覺皇遜位出家,得法

« TrướcTiếp tục »