Hình ảnh trang
PDF
ePub

Hồng Nam Sách chi gian, đa xuất nữ quý, kỳ tề diệu hiên tinh, đằng phương quế dịch, tư trai chi mỹ, diệc vô quý yên.

Ta phù! Văn hiến vô trưng, nhi cổ chi sự đa mai một, dụng thị bàng thái quần thư sự ký, trước vi liệt truyện, đi đãi bác hiệp quân tử, bổ sử văn chi khuyết vân nhĩ.

DỊCH NGHĨA:

NHÂN VẬT

Nước Thục nhiều người tài giỏi, vì sông núi đất Dân Ba" tươi tốt; nước Sở lắm bậc kỳ tài, bởi non nước đất Ngô Hội” rộng và giầu. Đất thiêng sinh người giỏi, đó là lẽ đương nhiên.

Quận Hải Dương là một vùng nổi tiếng xứ Đông. Muôn núi đâm ra biển, giống như ngàn voi bày ngà; bao dòng đổ về sông, khác nào trăm rắn phun bọt. Trèo lên núi Yên Tử, trông xuống sông Bạch Đằng, hùng vĩ thanh tao, muôn hình muôn vẻ nhưng đủ đầy. Cho nên các đấng danh công cự khanh, các bậc trung thần nghĩa phụ từ đời Lý đến nay, chẳng khi nào thiếu. Những điều tai nghe mắt thấy như các dòng họ nổi tiếng ở: Liêu Xá, Mô Trạch, Phù Ủng, Hàm Giang, Khinh Dao và Điền Trì, khanh tướng công hầu, đời nào cũng có. Các bậc quan văn quan võ ấy đủ để giúp nước, nên phong hoá văn hiến ấy đủ để trị đời, nhân tài quả thực từ xưa hiếm có.

(9)

(5)

(4)

Đến như sự thanh liêm của Vũ Tụ; phong độ của Trần Vĩ, văn chương của Hàn Thuyên, Thọ Xuân; tiết tháo của Đĩnh Chi, Thiếu Dĩnh; hay việc Tiến sỹ Bình Lãng nhổ vào mặt giặc; quả phụ Đường Hào tuẫn tiết theo chồng, những việc đó rõ mồn một, cao vời vợi, coi như sao sáng mây lành, thiên hạ ai cũng muốn trông. Những cái đó có lẽ do khí thiêng sông núi chung đúc nên thế gian hiếm khi có được. Kìa như: Trời treo ngược ngọn Cấn, nên triều nhà Trần dấy lên đạo Tam tổ; mọc ở phương Chấn, nên nhà Mạc ứng với lời Kiềm bảy đời.

(11)

mặt trời

Nước soi

sóng vàng nên vùng Thượng Hồng Nam Sách nhiều gái quý hiển sinh ra. Những người ấy sánh ngang vẻ sáng sao Hiên, không thẹn với tiếng thơm ở cung Quế, với vẻ hiền thục trong thiên tư trai (2)

Than ôi! Văn hiến không có để chứng minh, dẫn đến sự việc nghìn xưa phần lớn bị mai một. Bởi vậy, rộng tìm những việc ghi chép trong các sách, viết thành liệt truyện, chờ mong các bậc quân tử học rộng biết nhiều, bo sung thêm chỗ thiếu sót, trong văn sử.

CHÚ THÍCH:

nước Sở.

1.Dân Ba: Thuộc Tứ Xuyên, xưa là đất Thục.

2.Ngô Hội: Thuộc vùng Giang Tô, Triết Giang ngày nay, xưa thuộc

3.Vũ Tụ: Người xã Hoạch Trạch, Hoàng giáp khoa Quý Sửu niên hiệu Hồng Đức (1493), tính liêm khiết thẳng thắn, thời ấy các quan có thói ăn hối lộ, nhà vua bắt chước chuyện Đường Minh Hoàng, sai người đem của đến đút lót để thử họ, các quan đều nhận, riêng ông cự tuyệt không nhận. Người đó cố nài nói rằng:” Nay thói thường đều như vậy. Những vật nhỏ mọn này may mà được ngài nhận cũng không thương tổn gì đến tính thanh liêm của ngài.” Ông đáp: “Người đời đều đục, riêng mình ta trong, lẽ nào vì lời ngon ngọt của ngươi mà đốt mất tiết tháo ư?” Thế rồi kiên quyết từ chối. Vua nghe vậy khen là người có tiết tháo liêm khiết. Rồi tặng hai chữ ”Liêm khiết,” khi vào chầu đính vào áo để biểu dương. Ông làm quan đến Tả Thị lang bộ Hình, được xưng là công thần.

4.Trần Vĩ: Người xã Hoạch Trạch, Hải Dương, đỗ Tiến sỹ khoa Giáp Thìn niên hiệu Hoằng Định 6 (1604), lúc đầu làm Hiến sát sứ Nghệ An, lúc đó Quốc cữu hoành hành dân chúng rất khổ, đơn kiện tụng chất đầy đống, ông đến nhậm chức, mật sai người bắt về tra xét, rồi giết đi. Ngay hôm đó, ông cưỡi thuyền đi miết lên Kinh, vào thẳng cửa khuyết tạ rằng: “Thần làm Hiến tư vì triều đình giữ phép tắc,

nay Quốc cữu coi thường luật pháp làm càn, thần trong lúc phẫn kích chẳng may quá tay đánh chết, vậy xin chịu tội”. Chúa Trịnh vốn biết mọi chuyện, liền nói: “Chức Hiến tư là để trấn áp, trừ hại cho dân đáng lẽ phải khen, làm gì có tội.” Ông bái tạ rồi trở về nhiệm sở. Từ đó, bọn cường hào khiếp sợ, trong tỉnh được yên. Sau ông phụng mệnh đi sứ. Ông làm quan đến Thị lang bộ lại, Đông các đại học sĩ, tước Hương quận công, được tặng Thiếu bảo Thượng thư.

5.Hàn Thuyên: Người làng Tam Tổng, huyện Thanh Lâm. Có sách nói

ông là người làng Vụ Cầu, huyện Hạ Hoà, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thọ Xuân: Tức Nguyễn Minh Triết, người làng Lạc Sơn, huyện Chí Linh, là cháu Hiến sát sứ Nguyễn Minh Thiện, Tiến sỹ khoa Tân Sửu niên hiệu Sùng Khang 12 (1577) nhà Mạc. Lúc nhỏ nổi danh thần đồng. Ngạn ngữ có câu: “Thần đồng chung đúc ở Lạc Sơn.” Một hôm ông mộng thấy thần nhân đến bảo rằng: “Đến già cũng được thành danh.” Vốn có tài văn học, muốn nối nghiệp ông cha, nên ông càng cố sức học hành. Đến già quả nhiên đỗ Thám hoa khoa Tân Mùi niên hiệu Đức Long 3 (1631), năm đó ông 51 tuổi. Niên hiệu Vĩnh Thọ, ông được sách phong là Vương phủ tỳ thần, vì tuổi già được trọng vọng phụng sung “kim sách.” Năm 80 tuổi về hưu với chức Công bộ Thượng thư, tước Cẩm quận công thọ 95 tuổi.

6.Mạc Đĩnh Chi: Người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (có sách chép làng Lan Khê, huyện Thanh Hà), tên tự Tiết Phu, là dòng dõi Mạc Hiển Tích, Trạng nguyên đời nhà Lý, và là ông tổ bảy đời Mạc Đăng Dung. Đậu Trạng nguyên niên hiệu Long Hưng 12 (1304) đời Trần Anh Tông. Đĩnh Chi thông minh nhưng dáng người xấu xí, nhà vua định không cho đỗ, ông bèn làm bài phú “Ngọc tỉnh liên”. Niên hiệu Long Hưng 16 (1308) ông phụng mệnh đi sứ Trung Hoa, làm nhiều câu đối, đối đáp thông minh, được vua nhà Nguyên khen là “Lưỡng quốc Trạng nguyên.” Làm quan đến chức Tả bộ xạ.

7.Thiếu Dĩnh: Tức Lê Thiếu Dĩnh, tự Tử Kỳ, hiệu Tất Trai, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An. Nguyên trước đây tổ tiên ở làng Lão Bạt huyện Thuần

Lộc, tỉnh Thanh Hoá di cư ra Hải Dương. Ông là con Lê Cảnh Tuân (đời Trần). Đời Lê Thái Tổ (1428 - 1433) làm Tri thẩm hình viện sự, rất thanh liêm thẳng thắn, sang sứ nhà Minh, có khí tiết.

8.Tiến sỹ Bình Lãng: Tức Nguyễn Thái Bạt, người xã Bình Lãng, đỗ Hoàng giáp khoa Canh Thìn niên hiệu Quang Thiệu 5 (1520), vào làm ở viện Hàn lâm. Mạc Đăng Dung cướp ngôi, ông ném bảng vàng xuống sông Tức Mặc, giả vờ mất xin lại gần để nói chuyện nhân đó chửi thẳng vào mặt Mạc Đăng Dung rồi chết vì nghĩa. Nhà Lê trung hưng biểu dương ông là người tiết nghĩa, nhiều đời khen thưởng mọi người kính phục.

9.Quả phụ Đường Hào: Tức bà họ Phạm, là người thông minh lại có nhan sắc. Khi giặc phương Bắc đến xâm lược, ít người giữ được toàn vẹn. Có người vì đói rét mà sa ngã, có người bị cường bạo làm ô nhục. Phạm thị ở goá nuôi con nhỏ, tự thề không tái giá, tự huỷ hoại nhan sắc để không bị quân giặc làm nhục. Khi đã yên hàng, có một kẻ cường hào cậy quyền thế muốn lấy bà làm vợ, bà quyết từ chối, khí tiết lẫm liệt không ai dám lấn át. Niên hiệu Thái Hoà (1443 - 1453), có chiếu tìm người trinh liệt, quan Hữu ty nghe danh liền ban cho biển đề “Tiết phụ môn đồ.” Con cháu nhiều đời làm quan, trở thành một vọng tộc trong thôn.

10.Tam tổ: Tức ba vị tổ lập ra phái Trúc Lâm ở Yên Tử, gồm Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là Trúc Lâm đệ nhất tổ, Pháp Loa tôn giả (1284-1330), là Trúc Lâm đệ nhị tổ, Huyền Quang tôn giả (1254 - 1334) là Trúc Lâm đệ tam tổ.

11.Theo nguyên chú: Yên Tử ở vào phương Cấn (Đông bắc), Nghi Dương

(quê hương nhà Mạc) ở vào phương Chấn (hướng chính đông).

Bài Kiềm bảy đời: Một lời dự đoán như sấm ký, nhưng chuyên nói về phong thuỷ. Bảy đời ở đây ý nói Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc tính ngược về trước đến Mạc Đĩnh Chi là bảy đời.

12.Tư trai: Tên một thiên trong Đại nhã, Kinh Thi nói về mẹ Văn Vương là người mẫu mực. Về sau thường dùng “Tư trai” để chỉ sự kính trọng đối với đàn bà.

相將列傳

1.范公著

范公著唐豪遼川人,永祚(神宗年號)戊辰科進

士,累遷太常寺卿。陽和八年,贊理山南鎮務,時弘祖 陽王以西郡公出鎮。公著每事籌畫,一一稱旨,以此受

知益深。

九年,王與瓊岩公,奉命征順化,公著統大兵扈 隨,扲獲賊將甚多,進兵直逼日麗海口。會有旨 班 師, 乃全軍而還。弘祖開謙定府,時扶、華二郡公作亂,京 城震動,命公著討之,盡獲其黨,二逆伏誅。慶德四 年,弘祖登正府,公著以隨邸舊臣,累陞工部尚書,參 從宰相,甚見尊禮,在朝遇事敢言,不憚觸諱。

時有官劍化為銅,因啟王,其略曰:今天下習尚 文飭,兵士饑渴而不知恤,徒以金銀飾於軍器,専務 奢靡,以致化為銅色,意者天心示警,使之速改,以為 實事也。請因此改之,削去銀飾,以備軍糧,務為銅 漆,以實軍器,亦可以應是祥而奮武衛也。

« TrướcTiếp tục »